Dịch Vụ Hải Quan

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NÔNG SẢN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NÔNG SẢN

Làm thế nào để nhập khẩu nông sản từ nước ngoài về Việt Nam? Cần những điều kiện gì để nông sản được phép nhập khẩu vào Việt Nam

1.Nông sản Việt Nam

Nông sản Việt Nam

Hiện nay, chất lượng nông sản Việt Nam ngày càng được nâng cao và được nhiều thị trường khó tính trên thế giới đã chấp nhận nhập khẩu nhiều loại nông sản Việt. Vậy khi có trong tay sản phẩm nông sản tốt và thị trường nhập khẩu đang chào đón thì doanh nghiệp Việt Nam, nên nhóm hàng được nhà nước khuyến khích xuất khẩu nên thủ tục cũng khá đơn giản.

Chính phủ Việt Nam ký kết các hiệp định Tự do thương mại với rất nhiều nước, từ đó mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Sản phẩm nông sản là một mặt hàng được nhập khẩu rất nhiều bởi nhu cầu cao của người tiêu dùng Việt Nam. Vậy quy trình nhập khẩu hàng nông sản ra sao?

2.Những bước để nhập khẩu nông sản:

Những bước để nhập khẩu nông sản

Bước 1. Tìm hiểu nông sản nào được phép nhập khẩu về Việt Nam:

Cũng như khi xuất khẩu, muốn nhập khẩu một mặt hàng về nước mình cần tìm hiểu chắc chắn xem mặt hàng đó có thuộc vào danh sách những mặt hàng được nhập khẩu hay không. Nếu một mặt hàng thuộc danh sách hàng không được phép nhập khẩu thì dù nhu cầu trong nước cao, hay chất lượng tốt bạn cũng không thể làm gì khác. Do đó, bước này dù là đơn giản nhưng không thể nào bỏ qua.

Bước 2. Tìm hiểu những chứng từ, giấy tờ cần thiết để nhập khẩu nông sản

Đối với hàng hóa là nông sản thì giấy tờ, chứng từ sẽ phức tạp và nhiều hơn so với những mặt hàng khác. Ví dụ như chứng thư kiểm dịch, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,…

Những giấy tờ cần thiết để nhập khẩu:

  • Bill of Lading/ Airway Bill.
  • Commercial Invoice.
  • Phytosanitary Certificate do Nhà xuất khẩu cấp.
  • Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

Bước 3. Kiểm dịch thực vật khi về Việt Nam:

Trước khi hàng về cần đăng ký với cơ quan kiểm dịch thực vật để lấy mẫu cho lô hàng tại cảng, hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật;
  • Bản khai kiểm dịch thực vật;
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (Phytosanitary Certificate);
  • Giấy phép kiểm dịch thực phẩm;
  • B/L, Invoice, Packing List,…
  • Và một số giấy tờ khác.

Bước 4. Thủ tục hải quan nhập khẩu nông sản

Sau đó, làm thủ tục thông quan nhập khẩu với một số chứng từ sau:

  • Commercial Invoice;
  • Packing List;
  • Tờ khai hải quan;
  • Vận đơn;
  • Sale Contract;
  • Phytosanitary Certificate;
  • Certificate of Origin;
  • Các loại chứng từ khác: Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa; giấy yêu cầu nhập khẩu của bộ;…

Như vậy, với quy trình như trên bạn đã có thể nhập khẩu nông sản về Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ nước ta đã ký kết những hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới nên việc nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản rất dễ dàng và được nhiều ưu đãi về thuế quan. Rất mong bài viết sẽ giúp ích doanh nghiệp khi nhập khẩu nông sản về Việt Nam một cách dễ dàng.

Tham khảo

Vận chuyển trái cây tươi bằng máy bay giá rẻ

Thủ tục nhập khẩu cây cảnh từ nước ngoài

Rate this post
thuphuong

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago