Thủ tục nhập khẩu sắt thép là một trong những vấn đề phức tạp cho cá nhân và doanh nghiệp khi bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này, sở dĩ khó khăn là quy định nhập khẩu sắt thép có nhiều thông tư, văn bản của chính phủ gồm: bộ công thương, bộ khoa học công nghệ, các cơ quan hải quan. Trong mảng sắt thép sản phẩm có nhiều chủng loại như thép phế liệu, thép cuộn, thép tấm, thép dài, phôi phép… Thông thường thì người ta chia làm 2 chủng loại là thép chịu thuế tự vệ và không chịu thuế tự vệ. Những loại thép không chịu thuế tự vệ thường là những loại còn dạng thô, những loại chịu thuế tự vệ là những dòng thép gần như thành phẩm: phôi thép, thép dài, thép xây dựng hay những loại thép đã được tạo hình sẵn dùng để xây dựng nhà thép tiền chế, thép cây trong xây dựng dân dụng…
Bài viết này haiquanvietnam sẽ nói về những chú ý khi bạn chuẩn bị nhập khẩu sắt thép để tránh những phiền phức, sở dị mọi vấn đề liên quan đến túi tiền của bạn thông qua việc đóng thuế (như trên nói chịu thuế tự vệ hay không). Trong những phần sau mình sẽ phân tích kỹ hơn, nhưng tóm tắt có 2 vấn đề bạn cần phải lưu ý khi nhập khẩu thép:
Thứ 1: Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu tự động. Những loại sắt thép nào cần giấy nhập khẩu tự động và những loại nào không cần giấy phép này. (Ghi chú: Hiện nay nhà nước đã bãi bỏ thông tư nhập khẩu tự động với sản phẩm thép theo Thông tư 14/2017/TT-BCT)
Thứ 2: Chất lượng sắt thép nhập khẩu, loại nào phải kiểm tra chất lượng, loại nào không cần kiểm tra.
Đây là 2 vấn đề bạn cần phải lưu ý khi mới bắt đầu nhập khẩu sắt thép. Tất nhiên trong xuất nhập khẩu mọi hàng hoá phân chủng loại theo mã HS code.
Trong phần này mình chỉ trình bày thêm, chứ hiện tại nhà nước đã có Thông tư 14/2017/TT-BCT bãi bỏ 12/2015/TT-BCT nhằm bỏ giấy phép nhập khẩu tự động. Nên các bạn chỉ tham khảo thêm, hiện nay không áp dụng nữa
Để biết được mặt hàng thép cần xin giấy phép nhập khẩu tự động bạn phải dựa vào Thông tư số 12/2015/TT-BCT ngày 12 tháng 6 năm 2015 (Tuy nhiên thông tư này đã được bãi bỏ bởi thông tư 12/2015/TT-BCT nhằm tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, tứ là từ ngày 01/09/2017 doanh nghiệp nhập khẩu thép không cần xin giấp phép nhập khẩu tự động nữa.
Trong phụ lục có phần mã hàng, một mã hàng có tối đa là 8 chữ số. Và 4 chữ số đầu tiên phân loại chủng loại hàng.
Ví dụ:
Loại thép có HS code: 720720 – Có hàm lượng carbon từ 0,25% trở lên tính theo trọng lượng thuộc nhóm hàng 7207 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm.
Bạn nên tra 4 số đầu tiên của HS code xem có nằm trong phụ lục 01 này không nhé. Nếu nằm trong phụ lục 01 này có nghĩa rằng mặt hàng sắt thép bạn nhập được áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động.
Các mã hàng được áp dụng theo thông tư là: 7207, 7209, 7210, 7211, 7212, 7213, 7214, 7215, 7219, 7220, 7224, 7227, 7228, 7229, 7306 (Xem kỹ phụ lục 01)
Dựa vào thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN thông tư này do Bộ Công Thương và Bộ Khoa Học Công Nghệ phát hành để biết loại thép nào phải kiểm tra chất lượng nhà nước, loại thép nào không cần kiểm tra chất lượng.
Bạn phải dựa vào Phụ Lục 01 để biết mã hàng sắt thép miễn phí kiểm tra chất lượng, phụ lục này cũng tra theo mã HS Code
Cụ thể các mã hàng HS code sản phẩm thép được miễn kiểm tra chất lượng nhà nước: 7208, 7209, 7211, 7213, 7214, 7215, 7216, 7217, 7218, 7219, 7220, 7221.00.00, 7222, 7225, 7226, 7229
Trong phần phụ lục II của thông tư này là những sản phẩm phải kiểm tra chất lượng nhà nước.
Như phần trên mình có đề cập về sản phẩm thép phải chịu thuế tự vệ và không phải chịu thuế nhập khẩu tự vệ. Hầu hết các loại thép tại Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc. Quy định đó là để bảo vệ các doanh nghiệp và ngành thép trong nước. Cụ thể vào tháng 10/2016, Hiệp hội Thép Việt Nam gởi công văn phản ánh tình hình các doanh nghiệp có gian lận thuế bằng cách khai sai mã HS Code nhằm tránh thuế tự vệ. Như thép cuộn mã HS 7227.90.00 (chịu thuế tự vệ) đã giảm 29% so với năm 2015 trong khi thép cuộn nhập khẩu mã HS 7213.91.90 (không chịu thuế tự vệ) tăng đột biến lên gấp 14 lần.
Như vậy việc cấp giấy phép nhập khẩu tự động và quy định những loại thép phải kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo công ty nhập khẩu thép khai đúng mã HS code, tránh tình trạng trốn thuế, bán phá giá làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong nước và ngành thép Việt Nam nói chung.
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…