THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM CHỨC NĂNG NHANH CHÓNG

Quy trình nhập khẩu thực phẩm chức năng

1. Thực phẩm chức năng là gì? – Quy trình nhập khẩu thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng tên tiếng anh là(Functional Foods) được làm chủ yếu bởi các nguyên liệu tự nhiên, có tác dụng dinh dưỡng, hỗ trợ làm đẹp, tăng sức đề kháng cho cơ thể giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tạo tinh thần thoải mái như: ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc với những người có tình trạng mất ngủ lâu năm, tình trạng chóng mặt, đau dạ dày… Bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cân bằng và bảo đảm dưỡng chất cho cơ thể.

Thủ tục nhập khẩu hàng thực phẩm chức năng

Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y Tế, quy định chi tiết về quản lý thực phẩm chức năng.

Căn cứ vào điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT đã nêu rõ:

Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Căn cứ Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.” Điều này quy định chính là phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàng về.

2. Công bố thực phẩm chức năng (kiểm tra an toan thực phẩm) -Quy trình nhập khẩu thực phẩm chức năng

Thủ tục công bố thực phẩm chức năng – Quy trình nhập khẩu thực phẩm chức năng

Giấy phép kinh doanh: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhập khẩu/ giấy chứng nhận đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài). Có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân(bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Các doanh nghiệp cần chuẩn bị khi đi đăng ký công bố tránh tình trạng quên khi cán bộ yêu cầu xuất trình.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) và giấy chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/ nhập khẩu cấp được hợp thức hóa lãnh sự. Đây là giấy tờ cực kỳ quan trọng, không những là tài liệu cần phải bổ sung trên hồ sơ online mà còn rất nhiều trường hợp phải mang lên gặp chuyên viên để đối chiếu. Điều đặc biệt lưu ý ở đây là nội dung trên CFS phải chuẩn và tên sản phẩm trên CFS và nhãn sản phẩm cùng tên trên công bố phải khớp nhau.
Tài liệu chứng minh công dụng: các bằng chứng khoa học chứng minh công dụng, thành phần của sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Giấy chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm: Nếu giấy chứng nhận này do phòng kiểm nghiệm độc lập kiểm định có chứng nhận ISO 17025 và kiểm đủ các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng về thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Giấy chứng nhận HACCP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/2005 (nếu có).
Chứng nhận công bố sản phẩm: chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Kết quả kiểm kiệm của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Quy trình nhập khẩu thực phẩm chức năng

5/5 - (1500 bình chọn)
admin

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago