Khoáng sản xuất khẩu là nhóm hàng có sản lượng lớn và tập trung tại các tỉnh như Yên Bái; Nghệ An, Bình Định, Tây Nguyên… Trong đó, đá granite của Việt Nam có chất lượng xuất khẩu rất tốt. Các doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu thủ tục xuất khẩu đá ốp lát (granite) có thể nghiên cứu chi tiết về quy trình trong bài viết dưới đây.
1. Về chính sách mặt hàng – Thủ tục xuất khẩu đá ốp lát
– Thông tư số 05/2018/TT-BXD thay thế thông tư số 04/2012/TT-BXD hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
– Căn cứ quy định tại Điều 1 và điều 2 Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu khoáng sản thì:
“2. Khoáng sản xuất khẩu bao gồm: khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản làm khoáng chất công nghiệp.
Than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, condensate, băng cháy, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, hợp kim, kim loại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.”
Căn cứ theo Phụ lục 1 Danh mục, tiêu chuẩn và điều kiện xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng ban hành kèm Thông tư số 05/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Do đó, khi xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ lấy mẫu đi kiểm tra chất lượng tại các cơ sở thuộc hệ thống VILAS. Ví dụ tại Hà Nội, doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm tra tại Viện Vật Liệu Xây Dựng.
Về nhóm hàng khoáng sản làm vật liệu xây dựng; đề nghị doanh nghiệp đọc kỹ thông tư 05/2018/TT-BXD có hướng dẫn cụ thể.
2. Về hồ sơ hải quan – Thủ tục xuất khẩu đá ốp lát granite
Đối với hồ sơ xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng; đề nghị bạn thực hiện theo quy định tại khoản 5 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung điều 16 của thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (khi thực hiện thủ tục hải quan truyền thống.
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BXD của Bộ Xây Dựng, các giấy tờ chứng minh nguồn gốc khoáng sản gồm:
a) Đối với doanh nghiệp tự khai thác và chế biến khoáng sản hoặc được ủy quyền khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản: Doanh nghiệp phải có bản sao công chứng giấy phép khai thác khoáng sản và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản. Trường hợp, đơn vị khai thác khoáng sản chưa có nhà máy chế biến phải bổ sung giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến của đơn vị đã được thuê chế biến khoáng sản và hợp đồng thuê chế biến khoáng sản.
b) Đối với doanh nghiệp mua khoáng sản để chế biến xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có bản sao công chứng các giấy phép khai thác khoáng sản, hoá đơn thuế giá trị gia tăng và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản của bên bán.
c) Đối với doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động xuất khẩu khoáng sản mua khoáng sản đã qua chế biến để xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có hợp đồng mua bán, bản sao công chứng các giấy phép khai thác khoáng sản, hoá đơn thuế giá trị gia tăng và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản của bên bán.
d) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu khoáng sản để chế biến và xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có Tờ khai nhập khẩu chứng minh khoáng sản đã chế biến để xuất khẩu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Bộ hồ sơ chuẩn bị và đính kèm lên hệ thống V5 gồm:
– Sales Contract
– Commercial Invoice
– Packing List
– Giấy phép khai thác và giấy phép mua bán, gia công
– Giấy kết quả phân tích VILAS
– Giấy tờ đầu vào khác
Các bạn lưu ý, mã HS code của đá ốp lát granite thuộc nhóm 6802.
Sau khi khai báo tờ khai phân luồng chính thức, hoàn thành việc đóng thuế thì lô hàng sẽ được thông quan.
Chúng tôi hỗ trợ tư vấn thủ tục xuất khẩu đá ốp lát granite; dịch vụ hải quan và vận chuyển quốc tế các nhóm hàng khoáng sản xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Với kinh nghiệm thực tế nhiều năm, chúng tôi sẽ đem lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp.