Thủ tục xuất khẩu dừa tươi, dừa kim cương

Những năm gần đây, trong cơ cấu trái cây xuất khẩu, dừa tươi đã nằm trong nhóm 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất.

Dừa tươi có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu khi Việt Nam có sản lượng dừa tươi không nhỏ và có những doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy xử lý trái dừa tươi theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu xuất khẩu dừa tươi nhưng gặp khó khăn trong khâu làm thủ tục, hãy cùng tìm hiểu thủ tục xuất khẩu dừa tươi, dừa kim cương và các sản phẩm từ dừa khác tại bài viết sau.

1. Mã HS code dừa tươi và các sản phẩm từ dừa

Các bạn có thể tham khảo mã HS code dừa tươi theo nhóm 0801.

0801 Dừa, quả hạch Brazil (Brazil nuts) và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ.
– Dừa:
08011100 – – Đã qua công đoạn làm khô
08011200 – – Dừa còn nguyên sọ
080119 – – Loại khác:
08011910 – – – Dừa non (SEN)
08011990 – – – Loại khác

2. Thủ tục hải quan xuất khẩu dừa tươi

Mặt hàng dừa tươi xuất khẩu bình thường, không chịu quản lý chuyên ngành. Do đó công ty làm thủ tục và hồ sơ hải quan xuất khẩu nông sản theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).

Quá trình đính kèm V5, có thể doanh nghiệp chuẩn bị đính kèm các chứng từ sau:

  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu ủy thác)

Khi làm thủ tục thông quan, cơ quan hải quan có thể yêu cầu doanh nghiệp xuất trình các chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng xuất khẩu khi có nghi ngờ.

Thủ tục xuất khẩu dừa tươi

3. Các chứng từ và yêu cầu của người nhập khẩu

Tùy theo yêu cầu của người nhập khẩu, người bán cần hỏi rõ Consignee về điều kiện và các yêu cầu nước nhập khẩu.

  • Hàng cần làm hun trùng hay không (Fumigation)
  • Có cần làm kiểm dịch thực vật đầu cảng xuất hay không (Phytosanitary)

Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:

  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Bill of Lading/Air waybill
  • Fumigation certificate
  • Phytosanitary certificate
  • Certificate of Health
  • Certificate of Quality/Quantity
  • Certificate of Origin

Nhìn chung, thủ tục xuất khẩu dừa không có gì làm khó doanh nghiệp. Hi vọng Quý doanh nghiệp có thể thành công cho công việc xuất khẩu của mình.

4.9/5 - (150 bình chọn)
admin

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago