Vận đơn là một chứng từ quan trọng, mang tính bắt buộc trong giao dịch thương mại quốc tế. Mỗi phương thức vận chuyển sẽ có loại vận đơn riêng biệt. Vậy Vận đơn hàng không – Air Waybill là gì? Sử dụng trong khi nào? Chủ hàng cần hiểu nội dung chứng từ này như thế nào?… Hãy cùng Hải quan Việt Nam tìm hiểu về vận đơn đường hàng không qua bài viết dưới đây.
Vận đơn đường hàng không (Airway Bill) là chứng từ do người chuyên chở phát hành để xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay. Thuật ngữ này trong tiếng Việt là Vận đơn hàng không, tiếng Anh là Air Waybill, thường viết tắt là AWB.
Về chức năng, Vận đơn đường hàng không đóng vai trò là:
Cần lưu ý rằng, AWB không phải là chứng từ sở hữu, do đó không thể chuyển nhượng được như vận đơn đường biển (loại theo lệnh). Trong trường hợp ngoại lệ, để thanh toán bằng L/C, 2 bên mua bán sẽ phải thỏa thuận và phải làm thêm thủ tục cần thiết (chẳng hạn như: thư cam kết đảm bảo) nhờ ngân hàng chấp nhận “ký hậu” vào mặt sau AWB để lấy hàng.
Về mặt trình tự, sau khi người gửi hàng giao hàng cho hãng vận chuyển (carrier) và hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, thì sẽ được bên vận chuyển cấp vận đơn hàng không. Do thời gian vận chuyển bằng máy bay rất nhanh so với tàu biển, nên một bộ AWB sẽ được gửi kèm cùng hàng hóa để các bên có thể tham chiếu nhanh và giúp người nhận hàng làm sớm thủ tục nhập hàng tại nơi đích đến.
Vận đơn gốc AWB sẽ được phát hành cùng lúc nhiều bản cho nhiều bên như người chuyên chở, người nhận hàng, người gửi hàng,… Sau khi hàng đến đích, người nhận hàng hoặc đại lý của họ đến văn phòng người chuyên chở để nhận AWB cùng bộ chứng từ gửi kèm theo hàng hóa. Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, người nhập khẩu cũng có thể nhận AWB và bộ chứng từ gốc qua đường chuyển phát nhanh trước khi hàng đến để làm thủ tục nhập khẩu.
==> xem thêm: Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước giá rẻ uy tín
Mẫu vận đơn hàng không do IATA quy định. Dưới đây là mẫu và nội dung AWB của KoreanAir và UPS để bạn có thể tham khảo.
Trên mặt trước của mẫu vận đơn hàng không (airway bill) AWB có những nội dung chi tiết như sau:
Mặt hai của vận đơn hàng không bao gồm hai nội dung chính:
– Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở: Tại mục này, người chuyên chở thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi thường trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất trong quá trình chuyên chở, tức là thông báo giới hạn trách nhiệm của mình. Giới han trách nhiêm của người chuyên chở được quy định ở đây là giới hạn được quy định trong các công ước, quy tắc quốc tế hoặc luật quốc gia về hàng không dân dụng.
– Các điều kiện hợp đồng: Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản khác nhau liên quan đến vận chuyển lô hàng được ghi ở mặt trước. Các nội dung đó thường là:
Những quy định này thường phù hợp với quy định của các công ước quốc tế về hàng không như Công ước Vacsava 1929 và các nghị định thư sửa đổi công ước như Nghị định thư Hague 1955, Nghị định thư Montreal…
Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại
Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại
AWB thường có ít nhất là 9 bản, trong đó có 3 bản gốc (original), và 6 bản copy trở lên.
Sau 3 bản gốc, các bản copy thường có màu trắng được đánh số tiếp tục từ 4:
Trên đây là nội dung cơ bản về Vận đơn đường hàng không mà Hải Quan Việt Nam cung cấp đến các bạn. Nếu bạn gặp khó khăn hoặc cần hỗ trợ về Vận đơn đường hàng không, hãy liên hệ với chúng tôi. Ngoài ra, Hải quan Việt Nam còn chuyên cung cấp các dịch vụ làm CO, Hải quan,… nhanh chóng, chuyên nghiệp với giá cả hợp lý.
Tham khảo thêm tại đây:
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…