Chè là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta. Trong những năm qua, ngành sản xuất chè đã mang giá trị kinh tế cho xã hội, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp người kinh tế người nông dân được cải thiện. Tuy nhiên, dịch Covid – 19 đã gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất chè của Việt Nam. Giá bán và sản lượng xuất khẩu sản phẩm giảm sút đáng kể. Đại dịch đang dần biến mất, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, nhưng sản xuất chè của Việt Nam cần nhiều sự cố gắng để có thể trở lại đà tăng trưởng cũ.
Tính đến năm 2020, Việt Nam có 34 tình, thành phố trồng chè với tổng diện tích 130 nghìn ha, năng suất bình quân đạt mức khoảng 8 tấn/ ha, sản lượng chè khô đạt 192 nghìn tấn.
Tại Việt Nam, cây chè được trồng chủ yếu ở khu vực Trung du và miến núi phía Bắc, Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ, và Duyên hải miền Trung. Hiện nay, Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng, như: Chè shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14… và các giống chè nhập nội như PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân…
5 thị trường nhập khẩu chè lớn của Việt Nam có thế kể đến như Parkistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Mỹ, Iraq, Indonesia. Trong đại dịch covid – 19 vào đầu năm 2021, giá xuất khẩu chè tăng do giá chè thế giới tăng. Nguyên nhân là do người tiêu dùng nhiều nơi tin rằng chè có tác dụng tăng cường khả năng chống miễn dịch, tăng đề kháng ngừa Covid – 19.
Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 3 tháng đầu năm 2022 cả nước xuất khẩu 22.946 tấn chè các loại, tương đương 36,7 triệu USD, giá trung bình 1.599,4 USD/tấn, giảm 11,9% về lượng, giảm 11,3% về kim ngạch nhưng tăng nhẹ 0,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021.
Đại dịch covid 19 tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế các quốc gia trên thế giới. Nó khiến cho người dân chi tiêu dè dặt hơn cho các mặt hàng không quá thiết yếu nên sức mua ở các nước nhập khẩu chè Việt Nam có phần giảm sút.
Các nhà xuất khẩu chè nổi tiếng thế giới như Kenya và SriLanka đang dần quay trở lại thị trường. Thời tiết thuận lợi giúp sản lượng ở các nước này tăng cao. Cung nhiều trong khi cầu vẫn chưa hồi phục khiến giá chè thế giới chỉ giữ giá ổn định chứ không tăng.
Công nghệ sản xuất chè ở Việt Nam còn thô sơ, không chú ý vào đầu tư năng cao chất lượng sản phẳm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công tác quảng bá chưa tốt cũng khiến các Việt Nam không tiếp cận được các thị trường lớn. Sản phẩm chè xuất khẩu còn thô sơ, không được đầu tư nhiều về tính đa dạng và chất lượng sản phẩm.
Đào tạo, đinh hướng người nông dân ứng dụng công nghệ cao trong trồng chè nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn.
Khuyến khích nhà sản xuất đa dạng hóa sản phẩm chè và nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Hỗ trợ xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu đến thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Mỹ…
Đọc thêm : Gửi chè đi Berin
Tham khảo thêm: Dịch vụ xin cấp C/O
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…