Tóm tắt nội dung chi tiết về Incoterm 2020

Tóm tắt nội dung chi tiết về Incoterm 2020

Incoterm là tập quán thương mại quốc tế được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế hiện nay, Incoterm có hiện nay có nhiều phiên bản  trong đó sử dụng phổ biến nhất là bản Incoterm 2010 và phiên bản mới nhất của Incoterm là bản năm 2020. Việc tìm hiểu về Incoterm là hoàn toàn cần thiết đối với mọi người đặc biệt là nhân viên xuất nhập khẩu và logistics. Cùng WorldCourier tìm hiểu về Incoterm 2020 chi tiết nhất trong bài viết sau.

INCOTERM-2020

1.Incoterms là gì?

Incoterms (là chữ viết tắt của International Commerce Terms) là một bộ các điều kiện thương mại thể hiện tập quán giao dịch giữa các giao dịch giữa các doanh nghiệp trong các hợp đồng mua bán hàng hóa.

Incoterms, điều kiện chính thức của ICC về việc sử dụng các điều kiện thương mại nội địa và quốc tế tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Việc dẫn chiếu Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ (về Nghĩa vụ, rủi ro và chi phí) các bên.

Incoterms 2020 được công bố vào tháng 9 năm 2020 và chính thức có hiệu lực vào 1/1/2020. Bản Incoterms này được đánh giá là có nhiều sự thay đổi khá đáng kể, ngoài ra đi sâu và chi tiết hơn vào nghĩa vụ của các bên.

Ở bản 2020 vẫn giữ nguyên 11 điều kiện như bản 2010 ( khác với bản dự thảo trước kia đưa ra dự kiến sẽ bỏ bớt một số điều kiện) nhưng thay điều kiện DAT bằng DPU.

Incoterms 2020 có 11 điều kiện.

2.Phân Chia Theo Hình Thức Vận Tải

Nhóm I: Áp dụng cho hình thức vận tải biển và đường thủy nội địa:

Điều kiện FAS (Free Along Side Ship: Giao dọc mạn tàu)
Điều kiện FOB (Free On Board: Giao hàng trên tàu)
Điều kiện CFR (Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí)
Điều kiện CIF (Cost, Insurance & Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)

Nhóm II: Áp dụng cho tất cả các loại hình vận tải (vận tải đa phương thức)

Điều kiện EXW (Ex Works: Giao hàng tại xưởng)
Điều kiện FCA (Free Carrier: Giao cho người chuyên chở)
Điều kiện CPT (Carriage Paid To: Cước phí trả tới)
Điều kiện CIP (Carriage & Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới)
Điều kiện DAP (Delivered At Place: Giao tại địa điểm)
Điều kiện DPU (Delivery at Place Unloaded: Giao tại địa điểm đã dỡ hàng)
Điều kiện DDP (Delivered Duty Paid: Giao đã trả thuế)

3.Phân Loại Theo Nhóm (Theo Các Chữ Cái Đầu)

Incoterms được chia làm 4 nhóm đó là: E, F, C, D. Bạn có thể nhớ như sau “Em, Fải, Cố, Đi”. Cụ thể, ta sẽ xem xét từng nhóm:

Nhóm E: EXW  (Ex Works: Giao hàng tại xưởng)

Là điều kiện mà nghĩa vụ của người bán là tối thiểu, người bán không phải chịu bất cứ trách nhiệm và chi phí nào về lô hàng, từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thủ tục Hải quan và thuế xuất khẩu…

Người bán chỉ cần giao hàng tại xưởng của người bán và mọi vấn đề phía sau người mua sẽ lo, rủi ro cũng được chuyển từ thời điểm này.

Không bắt buộc mua bảo hiểm hàng hóa.

Cách viết: EXW [địa điểm giao hàng] Incoterms 2020 

Ví dụ: EXW Thuy Nguyen Hai Phong, Viet Nam Incoterms 2020

Nhóm F: FCA; FAS; FOB

F là “free” nghĩa là không có trách nhiệm, nghĩa là không có trách nhiệm với việc vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng.

Không bắt buộc mua bảo hiểm hàng hóa.

Trách nhiệm chuyên chở của người bán sẽ tăng dần từ: FCA ⇒ FAS ⇒ FOB

Bán hàng nhóm F được hiểu là bán hàng chỉ định người bán không có trách nhiệm thuê vận tải quốc tế.

  • FCA (Free Carrier: Giao hàng cho người chuyên chở)

C nghĩa là Carrier – vận chuyển, Free Carrier là miễn trách nhiệm vận chuyển.

Cách viết : FCA [Địa điểm giao hàng] Incoterms 2020

Ví dụ: FCA 96 Tran Quang Khai, Tan Dinh, Viet Nam Incoterms 2020

Trách nhiệm Người bán:  sẽ chỉ phải bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua gửi đến nếu vị trí giao hàng nằm trong cơ sở của người bán.

Nếu địa điểm nhận hàng nằm ngoài (càng biển hay cảng hàng không) thì người bán phải vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đó, người mua sẽ phải chịu trách nhiệm bốc hàng lên xe.

Trách nhiệm của người mua: Chịu rủi ro và chi phí từ thời điểm người bán giao hàng cho người chuyên chở.

Điều khoản này có lợi cho những nhà xuất khẩu, bán hàng nhiều, có vị trí tập kết hàng tốt.

FCA: Sử dụng cho vận tải đa phương thức.

  • FAS (Free alongside: Giao hàng dọc mạn tàu)

Người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng đã thông quan xuất khẩu xếp dọc mạn tàu.

Cách viết: FAS [Cảng giao hàng quy định] Incoterms 2020

Ví dụ: FAS, Dinh Vu Hai Phong Incoterms 2020

Trách nhiệm của người bán:  Đặt hàng dọc mạn tàu hoặc mua hàng đã đặt sẵn ở dọc mạn tàu chuyên chở. Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng xuống đặt dọc mạn tàu thì rủi ro và chi phí được chuyển giao sang cho người mua.

Nếu chỉ có thể chuyển tới 1 bãi container không muốn đặt hàng tại dọc mạn tàu thì nên cân nhắc sử dụng FCA trong vận tải đường biển.

FAS: chỉ dùng với vận tải đường thủy nội địa

  • FOB (Free On Board: Giao hàng trên tàu)

Từ Free on Board – Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu.

Người bán phải giao hàng lên tàu nghĩa là chịu trách nhiệm về việc cẩu hàng lên tàu an toàn.

Cách viết: FOB [Cảng giao hàng quy định] Incoterms 2020

Ví dụ: FOB, Cat Lai Ho Chi Minh Incoterms 2020

Rủi ro về việc hỏng hay mất mát hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã nằm trên tàu, và từ đây người mua cũng sẽ chịu mọi chi phí liên quan đến hàng hóa.

FOB dùng cho vận tải đường thủy nội địa. Đây là điều kiện người bán làm tròn trách nhiệm của mình và người mua chịu tổn thất tối thiểu.

Nhóm C: CFR, CIF, CPT, CIP

Các điều kiện nhóm C trong Incoterms.

Trách nhiệm của người bá: đảm nhận luôn việc chuyên chở hàng đã thông quan xuất khẩu đến cảng đích (cảng của nước nhập khẩu) cho người mua chỉ định

Trách nhiệm người mua: làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua.

Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ⇒ CIF ⇒ CPT ⇒ CIP

CFR, CIF chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy

CPT, CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thức.

  • CFR (Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí)

Người bán thuê vận tải quốc tế chở hàng đã thông quan xuất khẩu đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận thì người bán sẽ làm việc dỡ hàng này.

Cách viết: CFR [Cảng đến quy định] Incoterms 2020

Ví dụ: CFR,Cai Mep Incoterm 2020

Người bán không bắt buộc mua bảo hiểm hàng hóa.

Điểm chuyển giao rủi ro: chuyển từ người bán sang người mua khi mà hàng hóa đã an toàn trên tàu. Tuy nhiên, người bán sẽ phải chịu chi phí để đưa được hàng đến cảng đích, tức là sẽ phải thuê tàu chuyên chở hàng. Ở điều kiện này người bán có thể có lợi nếu người bán được nhận thêm tiền hoa hồng từ việc thuê tàu.

Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)

  • CIF (Cost, Insurance & Freight: Tiền hàng, bảo hiểm cước phí)

CIF giống CFR về việc bên bán thuê phương tiện vận tải và trả cước phí, chuyển rủi ro, nhưng ở CIF người bán có thêm chi phí mua bảo hiểm cho lô hàng.  Tại Incoterm 2020 bảo hiểm người bán mua là loại A (mức cao nhất)

Trách nhiệm người bán: thông quan xuất khẩu , thuê vận tải quốc tế chở hàng tới cảng đích do người mua chỉ định hàng hóa đã đặt sẵn trên phương tiện vận tải.

Cách viết: CIF [Cảng giao quy định] Incoterms 2020 / CIF, Cat Lai Ho Chi Minh Incoterms 2020

Rủi ro: Chuyên giao từ người bán qua người mua khi mà hàng được giao an toàn trên tàu.

Người bán sẽ phải chịu chi phí để đưa được hàng đến cảng đích, tức là sẽ phải thuê tàu chuyên chở hàng.

Sự khác biệt của CIF với các điều kiện khác là chữ I – Insurance – Bảo hiểm.

Giá CIF = Giá FOB + F (cước vận chuyển) + I (phí bảo hiểm)

  • CPT (Carriage Paid To: Cước phí trả tới)

Với Incoterms 2020, Người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng giao cho người chuyên chở.

CPT giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định.

CPT người bán không bắt buộc người bán mua bảo hiểm hàng hóa.

Bên bán sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng đến cảng đích. Rủi ro sẽ được chuyển giao khi mà hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên. Mọi rủi ro sau đó được chuyển giao cho người mua chịu.

Với CPT Incoterms 2020, có 2 điểm đáng lưu ý là nơi mà hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên (nơi chuyển giao rủi ro hàng hóa) nơi giao hàng tại đích tới (điểm mà người bán phải ký hợp đồng vận tải để đưa hàng tới đó). 

  • CIP (Carriage & Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới)

Với CIP Incoterms 2020, người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng giao cho người chuyên chở, trả tiền vận chuyển hàng tới cảng đích.

Người bán mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện A là điều kiện bảo hiểm cao nhất.

Cách viết: CIP [Nơi đến quy định] Incoterms 2020/ CIP 123 Trần Quang Khải, District 1, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020

Bên bán sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng đến cảng đích, rủi ro sẽ được chuyển giao khi mà hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên. Tức là nếu sau khi chuyển hàng cho bên vận tải đầu tiên, bất kì điều gì làm nảy sinh rủi ro và chi phí với hàng hóa mà không nằm trong hợp đồng vận tải người bán kí kết để đưa hàng tới cảng đích sẽ do người mua chịu.

Người mua: nhận hàng tại địa điểm người bán giao hàng ở nước nhập khẩu, làm thủ tục thông quan nhập khẩu và chịu trách nhiệm với các công việc về sau

CIP = CIF + (I + F) (Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)

CIP = CPT + I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)

Nhóm D: DAT/DPU, DAP, DDP

Đặc trưng của nhóm D là việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước nhập khẩu. Người bán có trách nhiệm trở hàng tới địa chỉ người mua chỉ định. Tại nơi người bán giao hàng cũng là lúc chuyển giao rủi ro giữa người bán với người mua.

Incoterms 2020 không có điều kiện DAT mà thay vào đó là điều kiện DPU. Nhưng để có thông tin tổng quát mình vẫn phân tích cả 2 điều kiện này.

  • DPU (Delivery at Place Unloaded: Giao tại địa điểm đã dỡ hàng) (Điều kiện mới xuất hiện ở Incoterms 2020)

Việc chuyển giao hàng hóa được coi là hoàn thành khi người bán đưa được hàng đến và dỡ xuống tại điểm giao hàng đã quy định vào thời gian đã thỏa thuận, đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua. Đây cũng là điểm chuyển giao rủi ro. 

Cách viết: DPU [nơi đến quy định] Incoterms 2020

Ví dụ: DPU 45 Longbeach Blvd, Longbeach, United States Incoterms 2020

DPU thay thế cho điều khoản DAT trong incoterm 2010 sự khác biệt của 2 điều kiện này

DAT– Người bán có trách nhiệm giao hàng tới cảng đích người mua chỉ định không phải giỡ hàng cho người mua tại nơi giao hàng tới.

DPU: người bán có ngoài việc giao hàng tới địa chỉ người mua chỉ định sẽ có trách nhiệm dỡ hàng xuống cho người mua va giao hàng tại mặt đất tại  cảng đích do người mua chỉ định.

  • DAP (Delivered At Place: Giao tại địa điểm)

Người mua chịu mọi rủi ro và chi phí thông quan nhập khẩu. Người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến theo quy định trong hợp đồng.

Thể hiện điều kiện trên hợp đồng ngoại thương: DAP [nơi đến quy định] Incoterms 2020

Ví dụ: DAP 121 Tran Quang Khai stress, Tan Dinh District, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020

  • DDP (Delivered Duty Paid: Giao đã trả thuế/ đã thông quan nhập khẩu)

Với DDP Incoterms 2020, người bán chuyển giao hàng hóa sang cho người mua khi hàng hóa đã được đưa tới địa điểm giao hàng đã quy định trong hợp đồng, dưới sự định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, sẵn sàng để dỡ xuống⇒ DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán.

Thể hiện điều kiện trên hợp đồng ngoại thương: DDP [nơi đến quy định] Incoterms 2020

Ví dụ: DDP 81 Lang Ha, Dong Da Dictrics Incoterms 2020

WorldCourier- công ty vận tải hàng không chuyên nghiệp, uy tín

worldcourier

WorldCourier chuyên cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và nội địa nhanh chóng, uy tín, chất lượng cao. Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến sự hài lòng cho quý khách.

Chúng tôi tự tin cung cấp các dịch vụ chuyển phát nhanh đa dạng mặt hàng với thời gian vận chuyển nhanh chóng, uy tín và giá rẻ nhất hiện nay.

Hệ thống đối tác rộng lớn: 

  • Các hãng Forwarder: Indochinapost, ViettelCargo.com, UPSVietnam, DHLVietnam, FedExVietnam,..
  • Các hãng hàng không: American Airlines, United Airlines, Cathay Pacific,….

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào, đội ngũ nhân viên tư vấn của WorldCourier sẽ hỗ trợ và tư vấn quý khách hết mình!!!

Rate this post
huyenmy

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago