Vận chuyển hàng mau hỏng trong vận tải hàng không

Vận chuyển hàng mau hỏng trong vận tải hàng không

Làm sao để vận chuyển hàng hóa mau hỏng? 

Những yêu cầu khi đóng gói hàng mau hỏng trong vận tải hàng không<

Hàng mau hỏng là: Sô cô la, các sản phẩm ngũ cốc chế biến, hoa, thực phẩm, sản phẩm đông lạnh, rau quả, trứng ấp, thịt, vắc-xin, cây trồng, huyết thanh…., những mặt hàng mà trạng thái hoặc tính chất ban đầu có thể bị hư  hỏng khi chịu tác động của sự thay đổi quá mức về nhiệt độ, độ ẩm hoặc thời gian do chuyến bay bị chậm trễ trong quá trình vận chuyển.

Đóng Gói Hàng Mau Hỏng

1. Yêu cầu chung

Lớp đóng gói cần bao bọc cẩn thận hàng hoá bên trong để tránh bất kỳ trường hợp rò rỉ, rơi vãi hoặc nhiễm bẩn từ các hàng hoá khác.

Đối với hàng mau hỏng là hàng ướt, quý khách cần bảo quản cẩn thận trong các loại hộp đựng chống rò rỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn được quy định trong Quy định về hàng  ướt của hãng bay

Đối với hàng mau hỏng được đóng gói và làm lạnh bằng đá khô hoặc khí hoá lỏng, quý khách lưu ý xử lý cẩn thận theo Quy định của IATA và Quy định về hàng nguy hiểm của hãng bay

Đối với lô hàng mau hỏng hoá bao gồm “động vật sống”, quý khách cần sử dụng các thùng chuồng phù hợp theo tiêu chuẩn trong Quy định động vật sống hiện hành của IATA.

2. Cách thức đóng gói

Cách thức đóng gói hàng mau hỏng được quy định dựa theo đặc tính và khả năng hư hỏng của hàng hoá.

Những vật liệu thông thường được sử dụng để đóng gói hàng mau hỏng  bao gồm:

Yêu Cầu Đóng Gói Đối Với Một Số Hàng Cụ Thể

1. Cây trồng và hoa

Hoa phải được gói trong các lớp giấy bảo vệ trước khi được đặt vào hộp cát-tông hoặc bao gai.

Vật liệu đóng gói cần đủ chắc chắn để có thể xếp chồng lên nhau khi vận chuyển.

Hàng hoá bên trong cần được đóng gói cẩn thận để đảm bảo cây trồng / hoa không bị hư hại trong quá trình vận chuyển và thông thoáng. Các kiện hàng không được chất quá tải về cả trọng lượng và thể tích

2. Rau củ quả

Đối với hàng hoá là rau củ quả, sản phẩm cần được đóng trong các hộp đựng thông thoáng, thích hợp để tránh bị dập, nát và thâm hàng.  Các loại bao gói thường dùng gồm hộp cát-tông và thùng gỗ.

3. Thịt và các phẩm từ thịt – tươi và đông lạnh.

Đối với hàng hoá này, người gửi hàng có trách nhiệm giao lô hàng cho hãng vận chuyển kèm đầy đủ các vật liệu làm lạnh để đảm bảo duy trì nhiệt độ ở mức thích hợp cho đến khi giao hàng cho người nhận.

Thịt tươi sống phải được đóng gói trong các bao bì chống rò rỉ và được phục vụ như hàng ướt.

Bao bì phải đủ tiêu chuẩn đáp ứng quy định  của nước xuất khẩu và nhập khẩu.

4. Vắc-xin và các vật tư y tế.

Vắc-xin và các dụng cụ y tế thường được vận chuyển trong những bao bì chuẩn được thiết kế để bảo vệ và đảm bảo chất lượng hàng bên trong.

Một số vắc-xin và vật tư y tế thuộc loại hàng nguy hiểm phải được phục vụ theo đúng quy định về hàng nguy hiểm của Airlines và IATA.

5. Cá và thủy hải sản – Tươi và đông lạnh.

Cá và thủy hải sản tươi và đông lạnh cần được đóng gói trong bao bì chống rò rỉ và được phục vụ tương tự hàng ướt.

Phương pháp đóng gói thông dụng đối với cá và thủy hải sản là sử dụng bao bì trong là túi nilon kèm theo vật liệu giữ lạnh phù hợp và đặt chúng trong các bao bì ngoài  như thùng các-tông, thùng xốp hoặc thùng gỗ, thùng nhựa

– Đóng gói trong: Túi nilon được sử dụng phải là loại có độ dày thích hợp để tránh trường hợp bị rách. Nếu cần thiết, sử dụng hai lớp túi để tránh trường hợp bị rò rỉ.

– Đóng gói ngoài:

+ Thùng bằng vật liệu sơ ép (cát-tông) dập sóng: các góc gấp giúp tăng sức bảo vệ, chống rò rỉ.

+ Thùng xốp: Các hộp đựng bên ngoài bằng xốp chỉ có thể được sử dụng khi hàng hoá bên trong đã được bọc trong các túi nilon.

Gia cố thùng hàng: Ở những nơi sử dụng băng dính chống thấm nước, đai nẹp, đai buộc thùng hàng để đóng gói, vui lòng cẩn trọng để tránh gây hư hại đối với thùng hàng.

Đánh Dấu Và Dán Nhãn.

Tất cả các lô hàng mau hỏng phải được dán nhãn “Hàng mau hỏng” ở ít nhất một vị trí dễ nhìn thấy trên mỗi kiện hàng.

Kiện hàng mau hỏng phải được dán nhãn chỉ hướng “THIS WAY UP” ở vị trí thích hợp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hàng mau hỏng là “Hàng ướt”. Ngoài ra, các dấu chỉ hướng được in hoặc đóng dấu trên kiện hàng đều được chấp nhận.

Đối với hàng mau hỏng là văc-xin và vật tư y tế, có thể phải sử dụng thêm các nhãn phục vụ khác như nhãn dễ vỡnhãn chỉ hướng

Khi sử dụng khí hoá lỏng làm lạnh hoặc đá khô cho hàng mau hỏng, lưu ý cần dán nhãn và đánh dấu theo quy định về hàng nguy hiểm của IATA. Trọng lượng tịnh của đá khô cần được ghi ở bên ngoài mỗi kiện hàng.

Khi chất trong ULD, nhãn ULD cần được ký hiệu bằng mã  phục vụ đặc biệt tương ứng.

Người gửi hàng lưu ý viết thêm thông tin cá nhân của người nhận (tên, địa chỉ, số điện thoại) và ghi chú đặc biệt về hàng hoá cùng các yêu cầu phục vụ đối với lô hàng. Việc đánh dấu trên kiện hàng phải dễ đọc, rõ ràng (ví dụ: “Hải sản đông lạnh” hoặc “Hải sản sống”…) vì mỗi loại sẽ được phục vụ theo cách khác nhau.

Trên đây là toàn bộ quy định vận chuyển hàng mau hỏng trong vận tải hàng không. WorldCourier hy vọng bài viết hữu ích cho bạn.

>>Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục nhận hàng online tại kho TCS

 

Rate this post
huyenmy

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago