Dịch vụ Hải Quan Hàng Không

Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không cần lưu ý gì?

Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không cần lưu ý gì?

Hàng nguy hiểm là gì? Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không thì cần lưu y những gì? Dịch vụ hải quan Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn.

1.Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không

Hàng hóa nguy hiểm là gì?

Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không cần lưu ý gì?

Trong vận tải hàng không, hàng hóa nguy hiểm được gọi là DG (viết tắt của Dangerous Goods).

Đây là những mặt hàng có chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và an toàn của con người cũng như gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và gây nguy hiểm cho giao thông trong quá trình vận chuyển.

Theo công ước SOLAS-74 và bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (International Maritime Dangerous Goods Code – IMDG Code) do tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đề xuất vào năm 1965 thì hàng hóa nguy hiểm sẽ được phân chia thành 9 loại như sau:

1. Chất nổ

2. Các chất khí (Gases)

3. Các chất lỏng dễ cháy

4. Chất rắn nguy hiểm

5. Các chất oxy và peroxit hữu cơ

6. Các chất độc hoặc chất gây nhiễm bệnh

7. Các chất phóng xạ

8. Các chất ăn mòn

9. Các chất và vật phẩm nguy hiểm khác

Trong mỗi loại lại được chia thành nhiều nhóm hàng và mỗi loại hàng lại có một kí hiệu riêng để biểu thị tính chất nguy hiểm, đòi hỏi quá trình bốc dỡ, sắp xếp và vận chuyển chuyên biệt.

Hàng hóa tiềm ẩn nguy hiểm

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Bên cạnh các loại hàng hóa nguy hiểm dễ dàng nhận biết, một số loại hàng có tên gọi thông thường hay được gửi như: hàng gom, hàng linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ, phụ tùng, dược phẩm … cũng có thể ẩn chứa các loại hàng được phân loại là hàng nguy hiểm.

Hidden Dangerous Goods (Hidden DG) – hàng hóa nguy hiểm tiềm ẩn là những loại hàng hoá khi shipper khai là hàng thường (General cargo hay Not restricted). Nhưng thực tế trong đó có chứa những yếu tố được coi là Dangerous Goods (DG).

Một số hàng hóa khi đặt trong môi trường có sự tác động của yếu tố nhiệt độ, hoặc tiếp xúc với các hàng hóa đặc biệt khác,… sẽ vô tình trở thành hàng hóa nguy hiểm.

Cách phân biệt sơ bộ hàng hóa chất DG và Non – DG thông qua MSDS

1. Phải có MSDS (bảng phân tích thành phần) bằng tiếng Anh và đủ 16 mục như hình ảnh bên dưới:

2. Ngày tháng phát hành MSDS không quá 2 năm so với thời điểm gửi hàng.

3. Xem thông tin vận chuyển

a. Phải có loại hình vận chuyển IATA

b. Thấy ký hiệu UN number ( UN No.)

– Nếu có 4 chữ số ( VD : 1263) => Hàng DG

– Nếu không có số/ hoặc chữ Not Available / hoặc NA/ hoặc Not Apllication/Not Regulated . Nói chung là cứ thấy chữ ” NOT “=> là Non-DG

4. Kiểm tra MSDS nâng cao

a. Physical state ( Trạng thái vật lý): là chất lỏng, rắn, bột, khí , bột nhão…

b. Color ( Màu sắc)

c. Boiling Point : nếu > 350C => hàng DG

d. Flash Point: nếu > 600C => Hàng DG

Kiểm tra mục này để phát hiện xem MSDS có chuẩn không hay bị chế. Ví dụ:

– MSDS thì là chất rắn => nhưng chất gửi là chất lỏng, hay bột nhão..

– MSDS thì là màu trắng=> nhưng chất gửi lại là màu đen.

2.Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không cần lưu ý gì?

Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không cần lưu ý gì?

Cung cấp bảng phân tích thành phần lý hóa

Với dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế, bảng phân tích thành phần lý hóa (Material Safety Data  Sheet – MSDS) là một trong những giấy tờ quan trọng và bắt buộc.

Loại giấy tờ này giúp xác định chính xác các thành phần, thuộc tính của hóa chất hoặc của loại sản phẩm nguy hiểm đang được vận chuyển. Bảng phân tích thành phần thông thường gồm 16 mục, được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh để tạo sự thuận tiện cho việc tiếp nhận, xử lý giấy tờ giữa các nước.

Ký hiệu và phân loại hàng nguy hiểm

Việc phân loại nhóm hàng hóa sẽ giúp bạn lựa chọn được phương thức đóng gói, vận chuyển an toàn và hiệu quả, đồng thời đảm bảo quy trình thủ tục giấy tờ được thông qua nhanh chóng, chính xác.

Các bên phụ trách sản xuất, tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đều phải ghi nhớ và sử dụng chính xác các ký hiệu đánh dấu hàng hóa đã được thống nhất chung. Điều này giúp quá trình vận chuyển tránh được những nguy cơ mất an toàn, đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển

Trên đây là thông tin về việc Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không mà Dịch vụ hải quan Việt Nam muốn gửi tới quý khách.

Quý khách cần hỗ trợ thông tin về dịch vụ hải quan, xin giấy phép xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa,…liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Tham khảo:

Giấy phép hun trùng và giấy phép kiểm dịch thực vật 

Dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ chọn gọi

5/5 - (1 bình chọn)
thuphuong

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago