Xác Định Nhu Cầu Và Chi Phí Nhập Khẩu

Thị trường ngày càng hội nhập khiến nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa ngày càng gia tăng.

Trước khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần chuẩn bị rất nhiều thứ liên quan để hàng hóa được lưu thông một cách thuận lợi. Và yếu tố quyết định đến việc doanh nghiệp có tiến hành hình thức nhập khẩu này hay không chính là nhu cầu và chi phí nhập khẩu.

Xác Định Nhu Cầu Và Chi Phí Nhập Khẩu

1.Xác định nhu cầu nhập khẩu hàng hóa

Để xác định chính xác nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trước hết nhà nhập khẩu phải thực hiện công tác nghiên cứu thị trường trong nước. Nhà nhập khẩu được tự do thỏa thuận số lượng hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của mình như tiêu thụ thị trường trong nước, tái xuất, dự trữ kho hàng…

Xác định nhu cầu nhập khẩu với những nội dung cơ bản như:
– Chính sách mặt hàng của Nhà nước tại các thời kỳ khác nhau, hàng hóa không giới hạn về mặt số lượng nhập khẩu hay hàng hóa có hạn ngạch nhập khẩu hay hàng hóa có hạn ngạch nhập khẩu;

– Lượng cầu về hàng hóa trên thị trường nội địa. Đối với những mặt hàng có tính thời vụ nhà nhập khẩu cần tính toán kỹ lưỡng để xác định số lượng nhập khẩu chính xác tránh tồn đọng hay thiếu hàng để kinh doanh;

– Nghiên cứu những nhà cung cấp mặt hàng cùng chủng loại hay hàng hóa có khả năng thay thế trên thị trường trong nước;

– Nghiên cứu tình hình sản xuất hàng hóa trên thế giới hay những nhà sản xuất lớn như các vấn đề như nguồn nguyên vật liệu, thời tiết, điều kiện tự nhiên…

– Chính sách XK của các nước XK

– Dự đoán được thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu trong tương lai để xác định được số lượng nhập khẩu đồng thời cải tiến, đa dạng hóa các chủng loại hàng hóa.

Xác định được chính xác nhu cầu nhập khẩu sẽ giúp nhà nhập khẩu vận hành suôn sẻ hoạt động KD của mình, nhằm tránh tình trạng tồn đọng vốn, giảm chi phí lưu kho lưu bãi và bảo quản hàng hóa,…

Đồng thời nhà nhập khẩu cũng không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh do không kịp thời cung cấp hàng hóa ra thị trường, qua đó nâng cao uy tín và vị thế trên thương trường. Với đối tác nước ngoài, việc nhập khẩu hàng hóa thường xuyên đều đặn sẽ tạo mối quan hệ kinh doanh tốt và nhận những ưu đãi về giá cả, thời gian giao hàng, thanh toán.

2. Xác định lượng đặt hàng với chi phí tối ưu

a.Khái niệm

Lượng đặt hàng với chi phí tối ưu là lượng hàng hóa vừa đủ để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu của thị trường, vừa tiết kiệm chi phí giao dịch, chi phí lưu kho…

b.Phương pháp tính

Trong thương mại để xác định lượng đặt hàng với chi phí nhập khẩu tối ưu người ta thường gặp hai phương pháp tính:

– Phương pháp lập bảng: Phương pháp này sẽ mất thời gian công sức một khi hàng hóa cần phải nhập khẩu thành nhiều chuyến trong một năm.

– Sử dụng công thức toán học. Giả sử ta có:

A: Nhu cầu hàng năm học kế toán thuế ở đâu tốt nhất

Q: Lượng đặt hàng của mỗi đơn hàng

P: Chi phí một lần đặt hàng

S: Chi phí lưu kho bình quân cả năm học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

C: Tổng chi phí đặt hàng, vận tải và lưu kho hàng hóa trong 1 năm

3. Xác định giá nhập khẩu

Nhà nhập khẩu khi đã xác định được nhu cầu nhập khẩu và lượng đặt hàng sẽ lập các đơn đặt hàng và gửi cho các nhà cung cấp có khả năng. Tuy nhiên do mỗi nhà cung cấp lại có chính sách bán hàng khác nhau nên nhà nhập khẩu sẽ nhận được các báo giá khác nhau cho cùng một mặt hàng hay chúng loại hàng hóa.

Các mức giá khác nhau về cơ bản phụ thuộc vào giá hàng hóa trên thị trường thế giới, trị giá đơn hàng, thời gian giao dịch, phương thức và thời gian thanh toán hay mối quan hệ giữa các bên…

Mặt khác xét về góc độ kỹ thuật với các điều kiện giao dịch khác nhau cũng hình thành nên các mức giá khác nhau. Vì vậy, nhà nhập khẩu phải xác định được chính xác giá trị mình nhận về có tương đương với giá cả thanh toán hay không? Và một công việc nhà nhập khẩu cần thực hiện để so sánh giữa các mức giá khác nhau là quy dẫn giá.

Nhà nhập khẩu có nhiều cách để xác định giá nhập khẩu như thông tin điều tra thị trường thông qua các bảng tin thị trường, mức giá tại các sở giao dịch hàng hóa, giá của các lô hàng đã nhập khẩu trước đây, giá xuất khẩu của các nhà cung cấp khác nhau. học kế toán thực tế

Lời kết

Trong quá trình đàm phán giao kết hợp đồng, các bên được tự do thỏa thuận và quy định mức giá. Tuy vậy, nhà nhập khẩu cần chú ý về mức giá sẽ được tính toán trên cở sở trị giá hải quan khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Theo đó mức giá cần có sự tương đồng với các phương pháp xác định trị giá hải quan như quy định tại Hiệp định trị giá hải quan.

5/5 - (1500 bình chọn)
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago