Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì? Tại sao lại cần giấy chứng nhận lưu hành tự do trong hồ sơ xuất nhập khẩu.
CFS được viết tắt từ: Certificate of Free Sale là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm. Loại giấy tờ này nhằm chứng nhận rằng hàng hóa đó được phép lưu hành tại nước xuất khẩu. CFS còn có một số tên gọi khác như CPP, FSC. Tùy theo sản phẩm mà sẽ do Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp và quản lý.
CFS của hàng hóa nhập khẩu là yêu cầu đẻ cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp giấy phép nhập khẩu với một số hàng hóa đặc biệt như mỹ phẩm, thực phẩm, phụ gia, hương liệu,…
CFS của hàng hóa nhập khẩu phải được người nhập khẩu lưu trữ tối thiểu 3 năm kể từ ngày nhập khẩu.
Giấy chứng nhận CFS cho nhà nhập khẩu nước ngoài biết rắng sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp đánh giá kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại Việt Nam và được cho phép sản xuất, buôn bán tại Việt Nam. Đặc biệt với các thị trường khó tính như châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản thì CFS là điều kiện bắt buộc với các sản phẩm thực phẩm, thuốc, …
Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu
Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân
Hồ sơ thương nhân bao gồm:
Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của thương nhân (theo mẫu quy định)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
Danh mục cơ sở sản xuất.
Bước 2: Làm hồ sơ đề nghị cấp CFS
Hồ sơ đề nghị cấp CFS
Đơn đề nghị cấp CFS được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ
Bản sao có chứng thực của bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa).
Các giấy tờ khác tùy thuộc yêu cầu đặc thù của cơ quan CFS.
Thời gian giải quyết: 5 ngày
Thời gian hiệu lực: 2 năm
Nhiều quốc gia trên thế giới yêu cầu doanh nghiệp cung cấp giấy CFS để xác minh rằng các sản phẩm, hàng hóa nhập vào nước họ đã được các cơ quan quản lý tại quốc gia xuất xứ công nhận, cho phép sản xuất và buôn bán tự do tại nước xuất xứ. Điều này nhằm đảm bảo sản phẩm, hàng hóa đó phù hợp để được bán tại nước nhập khẩu.
Tại Việt Nam, tuỳ theo sản phẩm, hàng hóa mà cơ quan cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do sẽ khác nhau.
Ví dụ:
Doanh nghiệp khi cần xin cấp giấy phép lưu hành tự do CFS cần lưu ý những vấn đề trên.
Đọc thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
Tham khảo thêm: Dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ, trọn gói
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…