Thủ tục xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản năm 2022

Thủ tục xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản năm 2022

Mùa vải năm 2022, doanh nghiệp muốn xuất khẩu vải tới Nhật Bản cần những thủ tục gì? Có những vấn đề gì cần lưu ý về thủ tục kiểm dịch và chất lượng thực phẩm? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tình hình xuất khẩu trái vải Việt Nam tới Nhật Bản

Tình hình xuất khẩu vải thiều tới Nhật Bản có nhiều triển vọng

Trong năm 2022, Cơ quan Hải quan Nhật Bản đưa ra yêu cầu kiểm tra dư lượng kháng sinh đối với các lô hàng vải từ Việt Nam.Thông tin này đã được đưa tới các cơ quan hữu quan trọng trong nước để các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu có sự chuẩn bị nhằm đảm bải chất lượng trái vải đáp ứng tiêu chuẩn của Nhật Bản.

Nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, các công ty Việt Nam và các đối tác Nhật Bản cũng đã đẩy mạnh hợp tác trong việc chuyển giao các công nghệ bảo quản mới của nước ngoài, giúp quả vải có thể giữ nguyên được màu sắc, hương vị trong thời gian lâu hơn so với trước đây.

Trái vải cũng được đóng gói bắt mắt vào các bao bì với khối lượng khác nhau theo túi 1kg, 2kg hay 5kg nhằm đáp ứng đa dạng các nhu cầu của khách hàng như tiêu dùng cá nhân hoặc gia đình, mua làm quà tặng cho bạn bè, đối tác…

Ngày 4/6 vừa qua, Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản cũng được tổ chức thành công tốt đẹp. Đây là cơ hội để chúng ta quảng bá, giới thiệu trực tiếp quả vải tươi tới khách tham quan lễ hội.

Cộng đồng người Việt và những người Nhật có tình cảm yêu mến Việt Nam có cơ hội được ăn thử và cảm nhận vị ngon của trái vải, đồng thời có thể mua về làm quà tặng người thân và bạn bè. Hai bên Việt Nam và Nhật Bản mong rằng các năm tới có thể tiếp tổ chức lễ hội nhằm nâng cao sự gắn kết tình cảm hữu nghị giũa hai nước và quảng bá các sản phẩm đặc trưng của mỗi quốc gia tới ngườu tiêu dùng

Thủ tục xuất khẩu trái vải tới Nhật Bản năm 2022

Xuất khẩu vải thiều bằng đường biển chiếm phần lớn thị trường Nhật

Mã HS quả vài 20089910 (mang tính chất tham khảo)

Thủ tục hải quan:

  • Đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu – bản sao( dành cho doanh nghiệp xuất khẩu lần đầu, các lần sau thì không cần)
  • Hóa đơn thương mại (bản chính)
  • Giấy giới thiệu (bản chính)
  • Với hàng nguyên cont cần thêm biên bản bàn giao container – Bản chính
  • Chứng nhận kiểm dịch mẫu AJ hoặc VJ.

Shipping mark: Đối với hàng xuất khẩu, để đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ thủ tục hải quan được thuận lợi. Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.

Chứng nhận xuất xứ: Với hàng hóa xuất khẩu đi Nhật, doanh nghiệp có thể sử dụng C/O mẫu AJ hoặc VJ.

Vải thiều sang Nhật Bản không phải nộp thuế xuất khẩu.

Thời gian vận chuyển:

  • Đường biển: 7 – 10 ngày, chưa tính thời gian đóng gói, vận chuyển hàng lên tàu và thông quan.
  • Đường hàng không: vận chuyển trong ngày trong khoảng 6 – 8 tiếng, chưa bao gồm thời gian đóng hàng và thông quan.
  • Lưu ý: Vì trái vải yêu cầu nhiệt độ để bảo quản hàng hóa, nhà xuất khẩu cần lưu ý về nhiệt độ hoặc loại cont phù hợp.

Đọc thêm: Thủ tục, dịch vụ xuất khẩu sang Nhật Bản giá rẻ

Tham khảo thêm: Vận chuyển hạt điều số lượng lớn đi Nhật Bản

 

 

Rate this post
thuphuong

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago