Xuất nhập khẩu được xác định là xương sống của nền kinh tế trong thời đại toàn câu hóa như hiện nay; đáp ứng chủ trương hội nhập thế giới của Đảng và nhà nước. Trong hoạt động thương mại này; chắc hẳn đa số mọi người đều đã từng nghe đến hai hình thức: xuất nhập khẩu tiểu ngạch và xuất nhập khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được hai khái niệm này. Hôm nay, Hải Quan Việt Nam xin giới thiệu về xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch một cách đầy đủ và dễ hiểu; nhằm giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn và đưa ra quyết định kinh doanh của mình.
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hoạt động mua bán hàng hóa được thực hiện giữa người dân sinh sống ở gần hai bên biên giới. Hình thức này thường được áp dụng cho các mặt hàng như nông sản; các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày như đồ gia dụng, quần áo, dụng cụ nhà bếp,…
Hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch này thường được các thương lái ưu chuộng. Lý do cho điều này là vì thủ tục đơn giản, dễ dàng; chi phí vận chuyển thấp hơn so với chính ngach.
Có lẽ nhiều người từ xưa tới nay vẫn có quan niệm xuất nhập khẩu tiểu ngạch là không chính thống; luồn lách thủ tục xuất nhập khẩu. Thực chất khi tham gia vào hình thức kinh doanh này, các cá nhân vẫn phải đóng thuế. Đồng thời phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm,…;bởi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.
Hạn chế của xuất nhập khẩu tiểu ngạch là tính ổn định thấp; dễ gặp rủi ro, dễ bi ép giá khi xuất khẩu hàng hóa sau khi làm thủ tục hải quan sẽ không thể mang về,…
Xuất nhập khẩu chính ngạch cũng là hoạt động mua bán qua biên giới hai nước. Nhưng sự khác biệt giữa chính ngạch và tiểu ngạch đó là tính quốc tế và tính chuyên nghiệp.
Trong xuất nhập khẩu chính ngạch; hàng hóa được vận chuyển qua biên giới thông qua các cửa khẩu với số lượng lớn. Hình thức này yêu cầu phải có hợp đồng mua bán đầy đủ, ràng buộc giữa người mua và người bán theo quy định và thông lệ quốc tế. Hàng hóa phải được kiểm duyệt kĩ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm,… bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành và phải hoàn thành mọi thủ tục cũng như phải đóng thuế đầy đủ trước khi thông quan.
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức được các doanh nghiệp lựa chọn hàng đầu. Bởi vì thuế suất thấp hơn thuế chính ngạch, thủ tục dễ dàng. Để xuất hàng chỉ cần một tờ khai tiểu ngạch và chịu phí biên mậu; không yêu cầu hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương như qua đường chính ngạch. Nhưng, xuất nhập khẩu tiểu ngạch có bất cập là thường không có tính ổn định và giá trị của mỗi giao dịch nhỏ.
Hơn nữa, để xuất nhập khẩu những hàng hóa sang các nước trên thế giới thì hình thức tiểu ngạch này không thể đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Vì vậy, đối với những thương vụ mua bán lớn; mang tính toàn cầu thì doanh nghiệp nên sử dụng hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch.
Cùng với đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp, cá nhân cũng có hành vi lợi dụng xuất nhập khẩu tiểu ngạch để tránh thuế. Thủ đoạn của họ là thuê mướn nhiều người dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán để không phải nộp thuế nhiều. Hành vi này có thể sẽ bị bắt và liệt vào tội trốn thuế.
Việt Trung: Móng Cái (Quảng Ninh); Hữu Nghị (Lạng Sơn); Tà Lùng (Cao Bằng); Thanh Thủy (Hà Giang); Lào Cai-Hà Khẩu (Lào Cai).
Việt Lào: Tây Trang (Điện Biên); Chiềng Khương (Sơn La); Na Mèo (Thanh Hóa); Mường Chanh (Thanh Hóa); Nậm Cắn (Nghệ An); Cầu Treo (Hà Tĩnh); Cha Lo (Quảng Bình); Lao Bảo (Quảng Trị); La Lay (Quảng Trị); Bờ Y (Kon Tum).
Việt Campuchia: Gánh Đa (Đăk Lăk); Lệ Thanh (Gia Lai); Hoa Lư (Bình Phước); Xa Mát (Tây Ninh); Mộc Bài (Tây Ninh); Dinh Bà (Đồng Tháp); Vĩnh Xương (An Giang); Tịnh Biên (An Giang); Hà Tiên (Kiên Giang); Bình Hiệp (Long An)
Trên đây là bài giới thiệu về xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch của Hải Quan Việt Nam. Quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…