Xuất khẩu thanh long sang Úc sau Covid 19 tăng nhanh
Bất chấp các khó khăn sau dịch covid 19, xuất khẩu thanh long sang Úc tăng nhanh về cả sản lượng và giá. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
1. Thanh long Việt Nam
Thanh long Việt Nam đươc trồng chủ yếu ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang. Thanh long Việt Nam được xuất khẩu tới nhiều quốc gia Châu Âu và Mỹ. Ngoài thanh long tươi, hiện Việt Nam cũng có nhiều sản phẩm khác chế biến từ thanh long như: thanh long sấy khô, sấy dẻo, nước ép si ro, bánh mì thanh long.
Sau dịch covid 19, hoạt động sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ thanh long bị giảm sút đáng kể. Tuy nhiên, nhu cầu về tiêu thụ thanh long trong và ngoài nước vẫn tiếp tục tăng, tạo cơ hội cho xuất khẩu thanh long.
Long An là một trong các tỉnh có sản lượng thanh long lớn nhất cả nước. Ngoài thanh long truyền thống vỏ đỏ ruột trắng, tỉnh Long An còn có sản phẩm chủ lực là thanh long ruột đỏ. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã phát triển nhiều giống thanh long tím hồng, thanh long vỏ màu vàng, ruột trắng đẹp mắt với thành phần dinh dưỡng cao nhằm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
2. Việt Nam xuất khẩu thanh long sang Úc
Thanh long chính thức được xuất khẩu tới Úc từ năm 2019 với giá trị xuất khẩu tăng hàng năm. Vào thàng 1/2022, 14 tấn thanh long nhãn hiệu Rồng Đỏ đã được công ty 4wayfresh nhập khẩu, bán tại hai bang Tây Úc và Nam Úc. Bên cạnh đó, Công ty Hoa Australia cũng bán ra 14 tấn thanh long ruột trắng và ruột đỏ tại Melbourne và các thành phố khác.
Thanh long Việt Nam không chỉ được tiêu thu mạnh trong các siêu thị người Việt mà còn được người dân Úc đón nhận nồng nhiêt. Cơ quan Thương vụ đang cùng với các nhà nhập khẩu tại Úc đã đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, quảng bá thanh long tại Úc và ghi nhận được nhiều phản hồi tốt.
Tại siêu thị Thaikee, ngày 20/01/2022 tại trung tâm Sydney, tràn ngập thanh long Việt Nam so với các loại quả khác. Giá bán lên đến 200 nghìn đồng/1kg (đỏ và trắng bằng giá).
3. Giải pháp tăng sản lượng xuất khẩu thanh long sang Úc
Bà Nguyễn Thu Hường, đại diện thương vụ Việt Nam tại ÚC chia sẻ: Thanh long xuất khẩu phải được kiểm dịch và có giấy chứng nhận an toàn sinh học, phải được xử lý bằng phương pháp nhiệt hơi, phải đảm bảo không có côn trùng trong cả bao bì đóng gói. Do đó, việc liên lạc thông tin giữa nhà trồng thanh long, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu phải đặc biệt chặt chẽ.
Các hộ gia đình trồng thanh long được chính quyền khuyến khích áp dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong trồng trọt nhằm tăng năng suất sản phẩm. Nông dân được hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap, theo đó nông dân không bón phân gà, ghi chép nhật ký sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý trong quản lý dịch bệnh.
Bên cạnh đó, các tỉnh tập trung lập giải pháp phát triển đồng bộ nhằm đổi mới phương thức sản xuất, chuyển đổi từ các hộ cá thể thành liên kết hợp tác xây dựng hợp tác xã, giúp sản lượng và chất lượng sản phẩm đồng đều hơn.
Tóm lại, Úc là thị trường quan trọng với sản phẩm thanh long Việt Nam nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung. Vận dụng tốt các ưu đãi, chính sách mà nhà nước hai bên đã ban hành, cùng với việc phát triển và quản lý sản xuất theo hướng công nghệ cao sẽ giúp thanh long Việt Nam đạt giá trị và sản lượng xuất khẩu cao.
Đọc thêm: Bí quyết nhập hàng từ Úc
Tham khảo thêm: Chuyên tuyến trái cây đi nước ngoài của Indochina post
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: indochinapost.com