Loại hình gia công- sản xuất xuất khẩu –Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động gia công hàng hoá cho thương nhân nước ngoài và nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Hàng hoá nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoái (TNNN) và sản xuất hàng hoá xuất khẩu đều được miễn thuế nhập khẩu và thuộc đối tượng không chịu thuế VAT
Khái quát Loại hình gia công- sản xuất xuất khẩu
Gia công là phương thức kinh doanh sản xuất, xuất khẩu mà đối tượng tham gia gồm: bên thuê gia công; bên nhận gia công, các bên cung ứng và bên bán ,Trong đó:
- Bên thuê gia công: cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu (có thể cả máy móc, thiết bị, chuyên gia, tài liệu kỹ thuật)
- Bên nhận gia công: thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình sản xuất ra sản phẩm, nhận về thù lao.
- Các bên cung ứng: cung cấp cho nhà sản xuất các nguyên liệu thô hay những vật phẩm cần thiết để chế tạo thành phẩm
- Bên bán: Cung cấp trực tiếp thành phẩm cuối cùng đến khách hàng.
Mã loại hình Loại hình gia công- sản xuất xuất khẩu
Xuất khẩu
- E52: Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài
- E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu
- E82: Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài
- E42: Xuất khẩu sản phẩm của DNCX
- E54: Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác
Nhập khẩu
- A12: Nhập kinh doanh sản xuất
- E13: Nhập hàng hóa khác vào DNCX
- E15: Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa
- E21: Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài
- E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài
- E11: Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài
- E23: Nhập nguyên liệu, vật tư gia công từ hợp đồng khác chuyển sang
- E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.
Bản chất của Loại hình gia công- sản xuất xuất khẩu
Bản chất cốt lõi của loại hình
Bản chất của gia công là phương thức kinh doanh sản xuất có quan hệ phụ thuộc: “Đối tác thuê gia công và đối tác nhận gia công”
Những nguyên liệu, máy móc, quy trình, sản phẩm gia công … đều thuộc sở hữu của bên thuê gia công. Mọi sự thay đổi về mục đích sử dụng đều phải có sự chấp thuận bằng văn bản của đối tác thuê gia công.
Đặc trưng cơ bản của loại hình gia công
Cơ sở pháp lý
– Luật Thương mại năm 2005
– Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công – sản xuất xuất khẩu
– Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thỏa thuận.
Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
– Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
– Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công- sản xuất xuất khẩu
– Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
– Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
– Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
– Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
-
Về quy trình sản xuất
Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
-
Những lợi thế –Loại hình gia công- sản xuất xuất khẩu
Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, theo văn bản thỏa thuận, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt.
Được thuê thương nhân khác gia công.
Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định.
Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc.
Dịch vụ làm thủ tục hải quan và cước vận chuyển hàng hóa quốc tế
Công ty chúng tôi- Haiquanvietnam.net. tự hào là công ty dịch vụ đã làm quen với việc hỗ trợ doanh nghiệp gia công, công ty sản xuất xuất khẩu thực hiện các công đoạn set up , khấu hao nguyên phụ liệu, chỉnh lỗi quy trình, báo cáo quyết toán hàng gia công, cho doanh nghiệp mới bắt đầu và doanh nghiệp đang gặp khó khăn… với chi phí tốt nhất, dịch vụ tốt nhất tới quý khách hàng, nên bạn là doanh nghiệp lần đầu tiên nhập khẩu thì hay gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí. xin cảm ơn !! Mọi thắc mắc, bạn hãy liên hệ mình để được tư vấn nhé ^^
Hà Nội: 0934562259
Hồ Chí Minh: 0934581618
Cùng tham gia group : giải đáp thủ tục hàng gia công – sxxk để chia sẻ và tìm cách giải quyết các vấn đề đang gặp phải nhé cả nhà
Xem thêm :
quy trình nhập khẩu hàng hóa