MSDS là gì? Mục đích của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp MSDS?
MSDS là viết tắt của Material safety data sheets. Đây là một dạng bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. MSDS được cung cấp cho người tiếp xúc hay làm việc trực tiếp với các hóa chất nguy hiểm như nhập khẩu, vận chuyển, chuyển phát nhanh,..Đây là một trong những loại giấy tờ cần thiết nếu doanh nghiệp muốn nhập khẩu các loại hóa chất mang tính nguy hiểm.
Bảng dữ liệu hóa chất nhằm giúp người làm việc, tiếp xúc với các loại hóa chất đó hiểu về các trình tự làm việc với các loại hóa chất một cách an toàn và các cách xử lý cụ thể khi bị các loại hóa chất đó ảnh hưởng, không kể thời gian ngắn hay dài.
Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất kèm việc xin Giấy chứng nhận để điều kiện kinh doanh hóa chất và những chứng từ liên quan thì nhà vận chuyển mới có thế tiến hành nhâp khẩu hóa chất.
Để biết được hóa chất của mình có phải khai báo hóa chất hay không thì bạn phải tra bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS trong Phụ lục 5 – Nghị định 26/2011/NĐ-CP. Tuy nhiên, với các chất mà trong đó có chứa nhiều thành phần thì bạn phải kiểm tra xem các thành phần đó có thuộc danh mục phải khai báo hóa chất hay không. Để biết chính xác nhất thì bạn nên yêu cầu nhà cung cấp gửi cho phiếu MSDS hóa chất của sản phẩm để kiểm tra.
Bước 1: Truy cập Link http://www.sciencelab.com/msdsList.php
Bước 2: Bấm nút Ctr +F rồi nhập hóa chất cần tìm
Từ ngày 1/9/2015 ở cả hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đều yêu cầu các đơn hàng nhập khẩu không chỉ riêng hóa chất mà còn có các tạp chất thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước,… đều phải cung cấp phiếu an toàn hóa chất MSDS.
Mỗi MSDS phải chứa mười sáu thành phần bao gồm:
MSDS là yêu cầu bắt buộc với những lô hàng hóa chất gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển: dễ cháy, dễ ăn mòn, dễ bay hơi độc, có mùi,…
Nhiều mặt hàng tuy bản chất không phải hóa chất nguy hiểm; nhưng vẫn cần có giấy MSDS: thực phẩm chức năng, thực phẩm dạng bột, mỹ phẩm,… Lý do là để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng để đảm bảo an toàn khỏi những vấn đề: dị ứng, mẫn cảm, tác dụng phụ,…
Nhiều loại hóa chất có độ nguy hiểm quá cao sẽ bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không.
MSDS sẽ do shipper (người gửi có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân…) cung cấp để khai báo. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).
Một MSDS cần có mộc tròn của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm, hoặc người gửi có vai trò pháp lý. Đó là lý do vì sao một MSDS giả (thông tin trên MSDS không trùng khớp với thông tin in trên sản phẩm) sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật. Lô hàng kèm theo MSDS sẽ gửi từ các đơn vị đại lý vận chuyển, sau đó chuyển qua DHL, FedEx, TNT, UPS, tiếp theo Hải quan sẽ có trách nhiệm kiểm tra thực tế MSDS và hàng hoá. Nếu sai phạm, người gửi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm: Lô hàng sẽ bị tạm giữ, yêu cầu lập biên bản, đóng phạt sau đó hàng hoá có thể được trả về hoặc có thể bị huỷ.
Hải quan Viêt Nam cung cấp dịch vụ làm MSDS nhanh chóng, uy tín nhất. Hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.
Tham khảo
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…