MSDS là gì? Hướng dẫn làm chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

Xin cấp Xác nhận khai báo hóa chất MSDS hóa chất 2022 (1)

MSDS là gì? Hướng dẫn làm chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

MSDS là gì? Mục đích của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp MSDS?

1.MSDS là gì?

Định nghĩa

MSDS là viết tắt của Material safety data sheets. Đây là một dạng bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. MSDS được cung cấp cho người tiếp xúc hay làm việc trực tiếp với các hóa chất nguy hiểm như nhập khẩu, vận chuyển, chuyển phát nhanh,..Đây là một trong những loại giấy tờ cần thiết nếu doanh nghiệp muốn nhập khẩu các loại hóa chất mang tính nguy hiểm.

Bảng dữ liệu hóa chất nhằm giúp người làm việc, tiếp xúc với các loại hóa chất đó hiểu về các trình tự làm việc với các loại hóa chất một cách an toàn và các cách xử lý cụ thể khi bị các loại hóa chất đó ảnh hưởng, không kể thời gian ngắn hay dài.

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất kèm việc xin Giấy chứng nhận để điều kiện kinh doanh hóa chất và những chứng từ liên quan thì nhà vận chuyển mới có thế tiến hành nhâp khẩu hóa chất.

MSDS là gì? Hướng dẫn làm chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS
MSDS là gì? Hướng dẫn làm chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

Hướng dẫn tra cứu MSDS

Để biết được hóa chất của mình có phải khai báo hóa chất hay không thì bạn phải tra bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS trong Phụ lục 5 – Nghị định 26/2011/NĐ-CP. Tuy nhiên, với các chất mà trong đó có chứa nhiều thành phần thì bạn phải kiểm tra xem các thành phần đó có thuộc danh mục phải khai báo hóa chất hay không. Để biết chính xác nhất thì bạn nên yêu cầu nhà cung cấp gửi cho phiếu MSDS hóa chất của sản phẩm để kiểm tra.

Bước 1: Truy cập Link http://www.sciencelab.com/msdsList.php

Bước 2: Bấm nút Ctr +F rồi nhập hóa chất cần tìm

Từ ngày 1/9/2015 ở cả hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đều yêu cầu các đơn hàng nhập khẩu không chỉ riêng hóa chất mà còn có các tạp chất thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước,… đều phải cung cấp phiếu an toàn hóa chất MSDS.

2.Thành phần trong MSDS

Mỗi MSDS phải chứa mười sáu thành phần bao gồm:

Phần 1 – Nhận dạng xác định hóa chất trên SDS cũng như các mục đích sử dụng được khuyến nghị. Nó cũng cung cấp thông tin liên hệ thiết yếu của nhà cung cấp.
Phần 2 – Nhận biết (các) mối nguy bao gồm các mối nguy hiểm của hóa chất và thông tin cảnh báo thích hợp liên quan đến các mối nguy đó.
Phần 3 – Thành phần / thông tin về các thành phần xác định (các) thành phần có trong sản phẩm được ghi trên SDS, bao gồm các tạp chất và phụ gia ổn định. Phần này bao gồm thông tin về các chất, hỗn hợp và tất cả các hóa chất được công bố bí mật kinh doanh.
Phần 4 – Các biện pháp sơ cứu mô tả cách chăm sóc ban đầu cần được thực hiện bởi những người ứng cứu chưa qua đào tạo đối với một cá nhân đã tiếp xúc với hóa chất.
Phần 5 – Các biện pháp chữa cháy liệt kê các khuyến nghị để chữa cháy do hóa chất gây ra, bao gồm các kỹ thuật, thiết bị chữa cháy phù hợp và các mối nguy hiểm do cháy do hóa chất gây ra.
Phần 6 – Các biện pháp giải phóng ngẫu nhiên đưa ra các khuyến nghị về cách ứng phó thích hợp đối với sự cố tràn, rò rỉ hoặc rò rỉ, bao gồm các biện pháp ngăn chặn và dọn dẹp để ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự phơi nhiễm với con người, tài sản hoặc môi trường. Nó cũng có thể bao gồm các khuyến nghị phân biệt giữa các phản ứng đối với và tràn nhỏ trong đó thể tích tràn có tác động đáng kể đến mối nguy.
Phần 7 – Xử lý và bảo quản cung cấp hướng dẫn về các phương pháp xử lý an toàn và các điều kiện để bảo quản an toàn hóa chất, bao gồm cả các chất không tương thích.
Phần 8 – Kiểm soát phơi nhiễm / bảo vệ cá nhân chỉ ra các giới hạn phơi nhiễm, kiểm soát kỹ thuật và các biện pháp thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) có thể được sử dụng để giảm thiểu phơi nhiễm cho công nhân.
Mục 9 – Tính chất vật lý và hóa học xác định các tính chất vật lý và hóa học liên quan đến chất hoặc hỗn hợp.
Phần 10 – Tính ổn định và khả năng phản ứng mô tả các nguy cơ về phản ứng của hóa chất và thông tin về độ ổn định hóa học. Phần này được chia thành 3 phần: phản ứng, độ ổn định hóa học và phần khác.
Phần 11 – Thông tin về chất độc xác định thông tin về tác động độc hại và sức khỏe hoặc chỉ ra rằng dữ liệu đó không có sẵn. Điều này bao gồm các con đường tiếp xúc, các triệu chứng liên quan, các tác động cấp tính và mãn tính và các số đo mức độ độc hại.
Phần 12 – Thông tin sinh thái cung cấp thông tin để đánh giá tác động môi trường của (các) hóa chất nếu nó được thải ra môi trường.
Phần 13 – Cân nhắc việc thải bỏ cung cấp hướng dẫn về các phương pháp xử lý thích hợp, tái chế hoặc cải tạo (các) hóa chất hoặc thùng chứa của hóa chất đó và các phương pháp xử lý an toàn. ) của SDS.
Phần 14 – Thông tin vận tải bao gồm hướng dẫn về thông tin phân loại vận chuyển và vận chuyển (các) hóa chất nguy hiểm bằng đường bộ, đường hàng không, đường sắt hoặc đường biển.
Phần 15 – Thông tin quy định xác định các quy định về an toàn, sức khỏe và môi trường dành riêng cho sản phẩm mà không được nêu ở bất kỳ nơi nào khác trên SDS.
Phần 16 – Thông tin khác cho biết thời điểm SDS được chuẩn bị hoặc khi bản sửa đổi đã biết cuối cùng được thực hiện. SDS cũng có thể cho biết nơi các thay đổi đã được thực hiện đối với phiên bản trước. Thông tin hữu ích khác cũng có thể được bao gồm ở đây.

3.Mặt hàng nào cần MSDS?

Mặt hàng nào cần MSDS?
Mặt hàng nào cần MSDS?

MSDS là yêu cầu bắt buộc với những lô hàng hóa chất gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển: dễ cháy, dễ ăn mòn, dễ bay hơi độc, có mùi,…

Nhiều mặt hàng tuy bản chất không phải hóa chất nguy hiểm; nhưng vẫn cần có giấy MSDS: thực phẩm chức năng, thực phẩm dạng bột, mỹ phẩm,… Lý do là để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng để đảm bảo an toàn khỏi những vấn đề: dị ứng, mẫn cảm, tác dụng phụ,…

Nhiều loại hóa chất có độ nguy hiểm quá cao sẽ bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không.

3.Ai là người cung cấp MSDS

MSDS sẽ do shipper (người gửi có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân…) cung cấp để khai báo. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).

Một MSDS cần có mộc tròn của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm, hoặc người gửi có vai trò pháp lý. Đó là lý do vì sao một MSDS giả (thông tin trên MSDS không trùng khớp với thông tin in trên sản phẩm) sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật. Lô hàng kèm theo MSDS sẽ gửi từ các đơn vị đại lý vận chuyển, sau đó chuyển qua DHL, FedEx, TNT, UPS, tiếp theo Hải quan sẽ có trách nhiệm kiểm tra thực tế MSDS và hàng hoá. Nếu sai phạm, người gửi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm: Lô hàng sẽ bị tạm giữ, yêu cầu lập biên bản, đóng phạt sau đó hàng hoá có thể được trả về hoặc có thể bị huỷ.

Hải quan Viêt Nam cung cấp dịch vụ làm MSDS nhanh chóng, uy tín nhất. Hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.

Tham khảo

Dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ trọn gói

Các loại C/O và thủ tục cấp C/O

Rate this post