Dịch vụ Xin C/O CQ

CO form AI cho hàng hóa xuất khẩu đi Ấn Độ năm 2022

1. CO form AI cho hàng hóa xuất khẩu đi Ấn Độ năm 2022

Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là CO hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ, chứng nhận xuất xứ đang được sử dụng là CO form AI (Asean-India). Cùng Hải quan Việt Nam tìm hiểu về CO form AI thông qua bài viết dưới đây nhé.

CO form AI cho hàng hóa xuất khẩu đi Ấn Độ năm 2022

1.1. CO form AI là gì?

Hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam muốn xuất khẩu sang Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN bắt buộc phải có chứng từ CO Form AI. Chứng từ này được cấp dựa trên Hiệp định Thương mại đa phương AIFTA – Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ được ký vào ngày 13/08/2009.

CO Form AI thể hiện rõ ràng các thông tin liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa từ quốc gia, vùng lãnh thổ nào – cụ thể là Việt Nam và một số đối tác kinh tế toàn diện ASEAN.

Hàng hóa được cấp CO theo mẫu AI sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế xuất/ nhập khẩu theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ. Theo đó, đơn vị xuất và nhập hàng hóa được cấp CO Form AI này sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn cho thuế so với khi xuất khẩu đến các nước khác.

Tuy nhiên, hàng hóa xuất/nhập khẩu muốn được cấp CO theo mẫu AI để hưởng các ưu đãi thuế đặc biệt từ AIFTA thì phải đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Hàng hóa xuất/ nhập khẩu phải nằm trong danh mục biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành cho từng quốc gia trong hiệp định AIFTA.
  • Các quốc gia xuất/ nhập khẩu hàng hóa được phép cấp CO phải là các nước cùng hợp tác và ký kết hiệp định AIFTA, bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippin, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam.
  • Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu một cách trực tiếp và phải đi từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào trong nước.
  • Hàng hóa và doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ các quy định về xuất xứ theo hiệp định.

1.2. Nội dung cần có của CO form AI

Nội dung cần có của CO form AI

Nội dung cơ bản của giấy chứng nhận xuất xứ mẫu AI bao gồm những thông tin như sau:

Mục 1: Thông tin của người xuất khẩu hàng hóa bao gồm tên giao dịch, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu hàng hóa.

Mục 2: Thông tin của người nhập khẩu hàng hóa bao gồm tên người nhập khẩu hay tên người nhận hàng, địa chỉ, tên quốc gia.

Mục 3: Ghi thông tin ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển) tên cảng bốc hàng và tên cảng dỡ hàng.

Mục 4: Người làm đơn để trống mục này.

Mục 5: Nêu tên danh mục hàng hóa (bao gồm bao nhiêu mặt hàng, số lô hàng, đi 1 quốc gia, trong một khoảng thời gian nhất định).

Mục 6: ghi  ký hiệu và  số hiệu cụ thể của kiện hàng.

Mục 7: Ghi  rõ số kiện hàng, mô tả cụ thể hàng hóa (bao gồm số lượng, mã HS nước nhập khẩu).

Mục 8: Ghi tiêu chí xuất xứ của các loại hàng hóa.

Mục 9: Trọng lượng cả bao bì hóa (có thể là số lượng khác) và giá trị FOB.

Mục 10: Số và ngày cụ thể của hoá đơn thương mại.

Mục 11:

  • Dòng thứ nhất của ô 11 sẽ  ghi nước xuất khẩu (Ví dụ: chữ “VIETNAM”)
  • Dòng thứ hai sẽ ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu hàng hóa.
  • Dòng thứ ba là thông tin địa điểm cấp, ngày tháng năm và chữ ký của người được ủy quyền cấp CO.

Mục 12: Mục này người xin cấp CO sẽ để trống.

Mục 13: Người xin CO sẽ click vào ô tương ứng bao gồm:

  • Third-Country Invoicing” (hóa đơn nước thứ ba).
  • “Exibition” (hàng tham dự triển lãm).
  • “Back to back CO” (CO giáp lưng).

1.3. Quy định hồ sơ xin cấp CO Form AI

Để có thể hưởng được các chính sách ưu đãi về thuế xuất khẩu, đồng thời tăng độ tin tưởng về chất lượng hàng hóa đối với thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp CO Form AI. Sau đây là một số giấy tờ, chứng từ quan trọng mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để được cấp chứng từ xuất xứ hàng hóa – CO.

  • Đơn xin cấp CO: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN.
  • Mẫu CO form AI (áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu Ấn Độ).
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.
  • Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.

Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp CO có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:

  • Packing List: 1 bản gốc của DN
  • Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”
  • Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài; hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước
  • Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin CO hay mặt hàng lần đầu xin CO phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.
  • Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm.Tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ CO sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp theo.

1.4. Những trường hợp bị từ chối CO form AI

Trong một số trường hợp bạn sẽ bị từ chối cấp CO form AI. Thường lý do sẽ liên quan đến các thông tin bạn cung cấp trong hồ sơ. Đây là lý do tại sao bạn cần chuẩn bị hồ sơ một cách cẩn thận nhất. Dưới đây là một số lý do bị từ chối CO thường gặp:

  • Hồ sơ đề nghị cấp CO form AI không đúng
  • Nợ chứng từ chưa hoàn thiện của đợt xin cấp CO đợt trước đó
  • Có vấn đề liên quan đến gian lận trong quá trình xin cấp CO và các vấn đề này vẫn chưa được giải quyết.
  • Không chuẩn bị các loại giấy tờ theo quy định.
  • Nội dung trong bộ hồ sơ xin CO không đồng nhất và có sự mâu thuẫn với nhau.
  • Các thông tin khai bằng mực đỏ hoặc viết tay, ký tự bị tẩy xóa…
  • Không chứng minh được nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu.
Những trường hợp bị từ chối CO form AI

Nếu bạn gặp khó khăn hoặc muốn tìm kiếm dịch vụ làm CO mẫu AI, hay liên hệ với chúng tôi – Hải quan Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ làm CO tốt nhất, nhanh chóng với giá cả hợp lý.

Tham khảo thêm tại đây:

Hướng dẫn chi tiết thủ tục xin CO form S năm 2022

Gửi thực phẩm chức năng đi Đài Loan

Rate this post
minhhanh

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago