Commercial invoice hay còn gọi là hóa đơn thương mại là chứng từ vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu quốc tế hiện nay. Nó thể hiện giá mua, giá bán của hàng hóa, các nhà cung cấp bắt buộc phải có chứng từ này để chỉ ra số tiền nhà nhập khẩu phải thanh toán và xác định giá trị hải quan để căn cứ đó tính giá thuế nhập khẩu.
Vậy Commercial Invoice là gì? Chức năng và nội dung của hóa đơn thương mại thế nào? Cùng Hải quan Việt Nam tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau đây.
1.1. Hoá đơn thương mại là gì?
Hóa đơn thương mại có tên quốc tế là Commercial Invoice – viết tắt CI, là một tài liệu chứng từ thương mại cơ bản do người bán phát hành cho người mua, trong đó bao gồm chi phí người mua/nhà nhập khẩu phải trả cho nhà cung cấp/xuất khẩu. Hóa đơn thương mại thông thường ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán hay phương thức vận chuyển…
1.2. Vai trò của hoá đơn thương mại
- Ngoài việc giúp bạn có thể kế toán giá trị đơn hàng, hoá đơn thương mại còn trợ giúp nhà nhập khẩu trong thanh toán bù trừ hàng hóa.
- Bên cạnh đó, hoá đơn thương mại cũng là căn cứ quan trọng để xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu, và là giấy tờ bắt buộc cần có để làm thủ tục thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa.
1.3. Chức năng của hoá đơn thương mại
Các chức năng chính mà hoá đơn thương mại mang lại gồm có:
Chức năng | Chi tiết |
Chức năng thanh toán | Mục đích chủ yếu của hóa đơn thương mại là sử dụng để thanh toán. Hóa đơn thương mại như một chứng từ hợp pháp để bên bán hàng đòi tiền từ bên mua. Vì vậy, trên đó sẽ ghi chi tiết các nội dung liên quan đến tiền như tổng giá bằng số và chữ, giá của từng mặt hàng, đơn vị, loại tiền… và có đầy đủ con dấu, chữ ký để chắc chắn các nghĩa vụ thanh toán. |
Chức năng khai giá hải quan | Giá được ghi trên hóa đơn thương mại là cơ sở để tính thuế xuất nhập khẩu (có thể khai bổ sung thêm chi phí khác). Một số thông tin khác như số hóa đơn, ngày phát hành hóa đơn dùng để khai báo tờ khai điện tử. |
Chức năng tính số tiền bảo hiểm | Cũng giống như khai giá hải quan, giá trên hóa đơn thương mại được dùng để làm cơ sở tính số tiền bảo hiểm. |
==> Xem thêm tại: Dịch vụ vận tải hàng không đến Thái Lan ưu đãi 30%
1.4. Lưu ý khi sử dụng hoá đơn thương mại
Một số trường hợp hoá đơn thương mại khai báo không chính xác hoặc bị sai sót thông tin sẽ gây ảnh hưởng đến việc thông quan hàng hoá, do đó bạn cần lưu ý tránh mắc phải những lỗi dưới đây:
- Hóa đơn thương mại không thể hiện rõ điều kiện giao hàng như FOB (kèm tên cảng xuất) hay CIF (kèm tên cảng nhập).
- Bên xuất khẩu hàng hóa bán hàng theo giá giao hàng (giá CIF) nhưng chỉ ghi hóa đơn theo giá FOB tại nơi xếp hàng và cũng không ghi những chi phí phát sinh tiếp theo.
- Người giao hàng nước ngoài bán hàng có chiết khấu nhưng trên hóa đơn thương mại chỉ ghi giá thực thu mà không thể hiện số tiền được chiết khấu.
- Mô tả hàng hóa không rõ ràng, thiếu các thông tin yêu cầu, gộp nhiều mặt hàng vào cùng một loại,…
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý hóa đơn thương mại là chứng từ quan trọng kết hợp với các chứng từ khác như hợp đồng, vận đơn trong việc khai báo thuế, làm thủ tục hải quan, tính phí bảo hiểm nên các thông tin được khai báo trên hóa đơn thương mại phải trùng khớp tuyệt đối với các loại giấy tờ khác.
1.5. Những nội dung cơ bản của hoá đơn thương mại
- Người mua (Buyer/Importer): Gồm các thông tin cơ bản như tên công ty, địa chỉ, email, số điện thoại, fax, người đại diện, tùy theo điều kiện thanh toán sẽ bao gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu
- Người bán (Seller/Exporter): Thông tin tương tự người mua
- Số Invoice: là tên viết tắt hợp lệ do phía xuất khẩu quy định
- Ngày Invoice: Theo thông lệ hoạt động thương mại quốc tế, thường thì invoice được lập sau khi hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày trên vận đơn – Bill of Lading tức ngày giao hàng cho đơn vị vận chuyển) để cho phù hợp với bộ chứng từ xuất khẩu.
- Phương thức thanh toán (Terms of Payment): có thể điểm tên một số phương thức phổ biến như: Thanh toán chuyển tiền T/T, Thanh toán thư tín dụng chứng từ L/C và thanh toán nhờ thu chứng từ D/A, D/P.
- Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hay chất lượng, và mã hiêu, số hiệu và ký hiệu của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, cùng với số mã hiệu bao gói hàng hóa.
- Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước của nước giao hàng hoặc của Hoa Kỳ.
- Giá của từng mặt hàng.
- Tổng tiền (Amount): Tổng trị giá của hóa đơn, thường được ghi bằng cả số và chữ, cùng với mệnh giá đồng tiền thanh toán.
- Loại tiền.
- Các chi phí liên quan ghi rõ từng khoản (nếu có) như: cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí bao bì, chi phí côngtenơ, chi phí đóng gói, và tất cả các chi phí và phí tổn khác (nếu chưa nằm trong các khoản trên) liên quan đế n việc đưa hàng từ dọc mạn tầu tại cảng xuất khẩu đến dọc mạn tầu (FAS) tại cảng đến ở Hoa Kỳ. Chi phí đóng gói, bao bì, côngtenơ và cước phí vận tải nội địa đến cảng xuất khẩu không phải liêt kê nếu như đã nằm trong giá hóa đơn và được chú thích như vây.
- Hóa đơn thương mại phải thể hiện rõ có sự “hỗ trợ” của người mua cho việc sản xuất hàng hóa hay không. Nếu có thì phải ghi rõ giá trị (nếu biết) và tên nhà cung cấp. Sự hỗ trợ đó được miễn phí hay trên cơ sở thuê muớn hay phải trả tiền riêng? Nếu phải trả tiền riêng thì gửi kèm hóa đơn. “Hỗ trợ” bao gồm như khuôn đúc, khuôn ép, dụng cụ sản xuất, trống in, chế bản, sơ đồ, bản thiết kế, hỗ trợ tài chính.