Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, CO (Certificate of Origin) được cung cấp dựa trên Hiệp định thương mại tự do được kí kết đa phương hoặc song phương. CO form CPTPP được cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo đó, hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu đến các nước sau thì sẽ được cấp CO form CPTPP: Australia (Úc), Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, México, New Zealand, Peru và Singapore.
Về cơ bản, CO mẫu CPTPP và các mẫu khác sẽ giúp cho chủ hàng khi tiến hành giao dịch sẽ biết chắc được hàng hóa được sản xuất, gia công chế biến tại đâu. Phần nào đó sẽ đảm bảo được chất lượng cũng như thương hiệu hàng hóa. Ngoài ra, CO còn giúp cho cơ quan hải quan, và người nhập khẩu nắm được hàng hóa có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không. Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, gia tăng lợi nhuận trong kinh doanh.
Trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương: CO form CPTPP là loại CO ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên trong hiệp định CPTPP. Hàng hóa được cấp CO mẫu CPTPP sẽ được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên.
a) Được xuất nhập khẩu vào lãnh thổ các nước theo quy định tại Hiệp định CPTPP, bao gồm:
a.1) Australia
a.2) Canada
a.3) Nhật Bản;
a.4) Mexico;
a.5) New Zealand;
a.6) Singapore;
b) Điều kiện: Có chứng từ vận tải (bản chụp) thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước được quy định
Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương
CO mẫu CPTPP do Việt nam cấp được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai phải phù hợp với các chứng từ quy định của Thông tư Quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa.
a) Nhóm 1: tên viết tắt nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;
b) Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu thuộc Hiệp định CPTPP, gồm 02 ký tự như sau: AU: Ô-xtơ-rây-li-a; JP: Nhật Bản; BN: Bru-nây; MY: Ma-lai-xi-a; PE: Peru; MX: Mê-hi-cô; CA: Ca-na-đa; NZ: Niu Di-lân; CL: Chi-lê; SG: Sin-ga-po.
c) Nhóm 3: năm cấp CO, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2019 sẽ ghi là “19”;
d) Nhóm 4: mã số của Tổ chức cấp CO, gồm 02 ký tự. Danh sách các Tổ chức cấp CO được quy định cụ thể. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các Tổ chức cấp CO CPTPP;
đ) Nhóm 5: số thứ tự của CO, gồm 05 ký tự;
e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp CO mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa trong năm 2019 thì cách ghi số tham chiếu của CO này sẽ là: VN-CA19/02/00006.
Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của CO là:
+ Hàng hoá có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu Điền vào ô số 8: WO
+ Hàng hóa được sản xuất toàn bộ Điền vào ô số 8: PE
+ Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy Điền vào ô số 8: RVC
+ Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy Điền vào ô số 8: CC, CTH, CTSH
+ Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy Điền vào ô số 8: SP
Trên đây là những thông tin cũng như quy trình cần thiết để các doanh nghiệp có thể làm CO form CPTPP. Hải quan Việt Nam có cung cấp dịch vụ khai CO theo yêu cầu, nếu quý khách có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Tham khảo thêm tại:
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…