Ngành Hải quan: Năm 2020- thu NSNN vượt mốc 317 nghìn tỷ đồng

Ngành Hải quan: Năm 2020- thu NSNN vượt mốc 317 nghìn tỷ đồng

Năm 2020, ngành Hải quan được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao dự toán thu NSNN là 338.000 tỷ đồng. Theo đó, tổng thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu tính đến 24 giờ ngày 31/12/2020 của toàn ngành Hải quan đạt 317.090 tỷ đồng, bằng 93,8% dự toán, giảm 8,7% so cùng kỳ 2019.

Như vậy, con số này đã, vượt hơn 12 nghìn tỷ đồng so với chỉ tiêu Quốc hội đánh giá, góp phần cân đối ngân sách trung ương. Số thu ngân sách đạt được nêu trên là rất khả quan, trong bối cảnh kim ngạch nhập khẩu giảm 4% so với dự toán.

Kết quả này là nỗ lực rất lớn của toàn Ngành trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai liên tiếp xảy ra. Và cũng để có được kết quả này, ngay từ đầu năm, ngành Hải quan đã triển khai các giải pháp chống thất thu như thực hiện công tác thu hồi và xử lý nợ thuế, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, kiểm tra các trường hợp miễn thuế, giảm thuế theo đúng quy định; tăng cường kiểm soát giá xuất khẩu khẩu đã được quy định tại cơ sở dữ liệu giá; tích cực kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế tại khâu thông quan, khâu sau thông quan để phát hiện và xử lý các trường hợp khai sai mã số, khai ngụy trang tên hàng hoặc khai tên hàng không rõ ràng để được áp dụng mức thuế suất thấp.

Ngành Hải quan: Năm 2020- thu NSNN vượt mốc 317 nghìn tỷ đồng
Ngành Hải quan: Năm 2020- thu NSNN vượt mốc 317 nghìn tỷ đồng

Theo đó, năm 2020, đến 15/12/2020, số thu mà ngành Hải quan đạt được từ các giải pháp chống thất thu (như thu hồi nợ thuế, thu từ công tác kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu, chống thất thu qua công tác xác định lại mã số, trị giá hàng hóa, C/O…) đạt khoảng 2.639 tỷ đồng.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thu- chi NSNN năm 2020 diễn ra sáng ngày 31/12, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, bài học kinh nghiệm để chống thất thu, tăng thu cho ngân sách đó là phải kiểm soát đồng bộ các biện pháp và phối hợp giữa các cơ quanquản lý đóng trên địa bàn.

Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thông quan hàng hoá. Ngoài ra, năm 2020 thuế suất nhập khẩu của các mặt hàng mà Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tiếp tục giảm sâu, đặc biệt là các mặt hàng có kim ngạch lớn, thuế suất cao, số thu chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) cam kết gần như 100% số dòng thuế và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của hai bên sẽ được xoá bỏ thuế nhập khẩu sau lộ trình tương đối ngắn khiến số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm sâu.

Mặc dù vậy, ngành Hải quan đã tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, nỗ lực vượt qua khó khăn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá quản lý thu nộp thuế, đề xuất các giải pháp đồng bộ để hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ thu NSNN được giao.

Bước sang năm 2021, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu NSNN 315.000 tỷ đồng. Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ này trong điều kiện tình hình kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế vẫn còn ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, ngay trong thời điểm này, ngành Hải quan đã và đang bắt tay vào rà soát, nắm chắc nguồn thu; nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp tăng thu; chống thất thu NSNN; chủ động đánh giá tác động của các cam kết hội nhập quốc tế đến thu NSNN.

Đồng thời, tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế; phân loại các nhóm nợ, tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp, đưa ra các biện pháp xử lý theo đúng quy định; quyết liệt xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ thuế theo quy định, phấn đấu giảm nợ đọng thuế không để phát sinh nợ mới, không để nợ tại thời điểm 31/12/2021 cao hơn thời điểm 31/12/2020.

Rate this post