Packing List – Phiếu đóng gói là một trong những chứng từ bắt buộc phải có trong Bộ chứng từ Xuất nhập khẩu để xuất trình trước Hải quan cũng như để giao dịch với khách hàng. Với bất kì bộ chứng từ nào, làm thủ tục hải quan, làm thanh toán, bảo hiểm, bạn cũng cần kèm theo packing list.
Vậy Packing list là gì?
Vậy nội dung cụ thể của một Packing List như thế nào?
Tại sao Packing list lại quan trọng như vậy?
Khi lập Packing list cần chú ý những gì?
Packing list hay Phiếu đóng gói là bảng kê danh mục hàng hóa như thỏa thuận của Hợp đồng, thông tin trên bảng kê tương tự như hóa đơn nhưng không cần có các thông tin liên quan đến thanh toán hay đơn giá hoặc trị giá hoặc đồng tiền thanh toán. Điều quan trọng là cần có quy cách đóng gói, trọng lượng và kích thước.
Nếu theo nghĩa tiếng Anh dịch đơn thuần, thì phải dịch là Chi tiết đóng gói, hay Danh sách đóng gói mới sát nghĩa. Tuy nhiên theo tập quán, người ta vẫn gọi là phiếu.
Trên thế giới và tại thị trường Việt Nam hiện nay, có 3 mẫu packing list để phân biệt từng loại, hãy xem tiêu đề mỗi mẫu phiếu.
Packing list chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hóa. Nghĩa là khi nhìn vào đó, bạn hiểu được lô hàng được đóng gói như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn tính toán được:
===> Xem thêm tại: Hướng dẫn kê khai chi tiết CO form T năm 2022
Packing list là chứng từ do người bán lập ra. Trong đó nêu rõ số lượng hàng cùng quy cách đóng gói chi tiết.
Nếu không có thoả thuận gì khác, thông thường người bán ký phát 1 bộ ba bản gốc: “in triplicate” ( hoặc 2 bản gốc là “in duplicate”)
Nguyên tắc lập Packing list là phải lập lúc làm hàng xong, đóng hàng xong mới biết được số lượng chính xác.
Tuy nhiên, đối với những đơn đặt hàng đều đặn, lặp lại, số lượng giá cả và các nội dung thường không thay đổi, nhân viên nghiệp vụ có thể lập trước khi đóng hàng.
Hơn nữa, trong trường hợp hàng tàu cần chi tiết B/L sớm, người bán cần lập P/L sớm và soạn chi tiết B/L gửi cho hãng tàu.
Nếu hàng đóng trong container, phải có số cont, số seal thì mới làm P/L được. P/L thường được lập cùng lúc với hoá đơn.
Tiêu đề trên cùng | Logo, tên, địa chỉ, số điện thoại, fax công ty,.. |
Seller | Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của công ty bán hàng. |
Số và ngày đóng gói | Thông tin quan trọng. |
Buyer | Tên, địa chỉ, điện thoại, số fax của bên mua hàng. |
Ref No (Số tham chiếu) | Gồm những thông tin về số lượng đơn hàng hoặc những phần ghi chú về Notify Party thường sử dụng để thanh toán L/C thì mới cần ghi thêm thông tin này để thông báo khi hàng đến. |
Port of Loading | Cảng bốc hàng |
Port of Destination | Cảng đến |
Vessel Name | Số chuyến và tên tàu vận chuyển |
ETD (Estimated Time Delivery) | Ngày dự kiến tàu khởi hành |
Product (Mô tả hàng hóa) | Tên hàng, ký hiệu, mã hiệu sản phẩm… |
Quantity | Số lượng hàng theo mỗi đơn vị |
Packing | Số lượng kiện, thùng và hộp đóng gói |
NWT (Net weight) | Trọng lượng tịnh của hàng |
GWT (Gross weight) | Trọng lượng tổng kiện hàng (tính cả thùng, hộp, dây buộc…). |
Remark (Ghi chú thêm) | Phần chú thích |
Xác nhận của bên bán hàng | Ký, đóng dấu |
Hy vọng với những chia sẻ cụ thể về Packing list của Hải Quan Việt Nam đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng từ cần thiết này trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu bạn gặp khó khăn hoặc cần hỗ trợ về Packing list, hãy liên hệ với chúng tôi. Ngoài ra, Hải quan Việt Nam còn chuyên cung cấp các dịch vụ làm CO, Hải quan,… nhanh chóng, chuyên nghiệp với giá cả hợp lý.
Tham khảo thêm tại:
Những quy định cơ bản của CO form ICO năm 2022
Chuyển phát nhanh hàng hóa từ Hà Nội đi Mexico giá rẻ, uy tín
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…