Quy trình xuất khẩu rau quả tươi đi 27 quốc gia EU
Nhu cầu của người dân Châu Âu về rau quả tươi tăng cao trong đầu năm 2022, đặc biệt trong bối cảnh các một số quốc gia trên thế giới có nguồn cung rau quả tươi giảm sút do đại dịch và chiến tranh. Việt Nam nhờ việc khắc phục hậu quả của đại dịch Covid tốt, nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, giúp nước ta có cơ hội trở thành nguồn cung cấp rau quả tươi mới cho các nước Châu Âu. Vậy khi xuất khẩu rau quả tươi vào EU cần lưu ý những gì về thủ tục, chứng từ? Làm thế nào để có thể xuất khẩu rau quả tươi nhanh chóng? Hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ.
1. Các quy đinh và yêu cầu để xuất khẩu rau quả tươi đến EU
Thương nhân nhập khẩu bắt buộc phải có số EORI. Số EORI được sử dụng để làm mã số định danh (identification number) trong mọi thủ tục hải qua khi trao đổi thông tin với cơ quan hải quan. Mỗi chủ thể được cấp một số EORI, có hiệu lực trên toàn lãnh thổ EU. Vậy để có thể nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam tới các nước Châu Âu, doanh nghiệp cần đăng ký số EORI và trích dẫn số EORI trên tờ khai hải quan của mình.
Doanh nghiệp muốn xuất khẩu rau quả tươi đến Châu Âu có thể tham khairo Thông tin về yêu cầu và thủ tục cấp EORI
2. Cung cấp các giấy tờ xác nhận chất lượng của rau quả tươi theo yêu cầu của EU
Quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả tươi (MRL) và quy đinh về tạp chất và vi sinh vật trong rau quả tươi. Hai quy định này yêu cầu nhà sản xuất phải có kiếm soát từ khâu trồng trọt và đóng gói. EU có danh sách các thuốc bảo vệ thực vật có thể sử dụng, các loại thuốc không có trong danh sách sẽ có hàm lượng cho phép là 0.01mg/kg.
Quy định về kiểm dịch thực vật: Sản phẩm rau quả tươi của doanh nghiệp cần có giấy chứng nhân kiểm dịch thực vật được cấp bởi Cơ quan bảo về thực vât Quốc giá (NPPO) của nước xuất khẩu chứng nhận sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của EU.
Chứng nhận GlobalGAP ( Chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu)
Chứng nhận BRC (Chứng nhận về tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do hiệp hội bán lẻ Anh thiết lập)
IFS (Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế)
SQF ( Thực phẩm An toàn chất lượng)
FSSC 22000 chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm
Thuế nhập khẩu: Sau khi hiệp đinh EVFTA được ký kết, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng các ưu đãi về thuế. Doanh nghiệp có thể xin cấp form EUR.1 để được hưởng thuế ưu đãi.
Quy định về tem nhãn mác, đóng gói hàng hóa
3. Chuẩn bị hàng hóa và sắp xếp vận chuyển rau quả tươi đi EU
Hai bên sẽ thỏa thuận về các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng. Các bên sẽ cùng quyết định sử dụng Incoterm nào phù hợp. Ngoài ra, việc ai (giữa người mua và người bán) sẽ làm thủ tục hải quan cũng sẽ ảnh hưởng nhiêu tới chi phí, tiến độ và rủi ro hàng hóa.
4. Chuẩn bị chứng từ xuất khẩu
Tùy thuộc vào hàng hóa, Hải quan các nước EU sẽ yêu cầu những chứng từ khác nhau. Nhưng chung nhất, mỗi bộ chứng từ đều phải có đầy đủ:
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Vận đơn (Bill of Lading)
– Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
– Giấy phép nhập khẩu,
– Kết quả kiểm tra và các chứng chỉ khác (Healthy certificate, Giấy kiểm dịch động vật/thực vật,…)
Xin Giấy chứng nhận xuất xứ CO form EUR.1 đi Châu Âu
Quy trình xin CO form EUR.1
Bước 1: Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương: http://ecosys.gov.vn . Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân, cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận và xin cấp tải khoản trên hệ thống Ecosys.
Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy thích hợp
Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể
Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website
Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO
Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho doanh nghiệp xin cấp.
Thời gian có được CO form EUR.1 bản giấy là từ 1-2 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ.
Hồ sơ xin CO form EUR.1 cần những gì ?
Doanh nghiệp xuất khẩu phải nộp đầy đủ bộ hồ sơ như sau tại Phòng quản lý Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương:
– Đơn đề nghị cấp C/O: Xuất từ hệ thống Ecosy
– Ecosys/Comis: Xuất từ hệ thống Ecosy
– Tờ khai xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Mã vạch: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Invoice: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Packing List: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Bill Of Lading: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Bảng kê Nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Quy trình sản xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Tờ khai nhập khẩu và hóa đơn đầu vào: Kí và đóng dấu mộc tròn
Một số lưu ý khác khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU
– Hàng hóa bắt buộc phải được làm thủ tục hải quan trước khi nhập khẩu vào thị trường châu Âu dựa trên kiểm tra chứng từ hoặc kiểm hóa thực tế. Sau thời hạn 90 ngày mà chưa được thông quan, hàng hóa tự động bị tiêu hủy hoặc chuyển ngược lại về Việt Nam
– Sau khi hàng hóa được thông quan, sẽ có thể được bán mọi thị trường các nước thuộc Liên minh EU
– Tất cả các nước EU đều áp dụng cùng một mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài EU
Đọc thêm Dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ
Tham khảo thêm Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế Indochina Post
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí Indochinapost.com