Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Bán Tại Cửa Hàng Miễn Thuế

Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Bán Tại Cửa Hàng Miễn Thuế
Hàng hóa nhập khẩu được bán tại cửa hàng miễn thuế là hàng hóa được quy định tại Điều 6 Nghị định 167/2016/NĐ-CP bao gồm: Hàng hóa tạm nhập khẩu vào Việt Nam; hàng hóa sản xuất tại Việt Nam; hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Bán Tại Cửa Hàng Miễn Thuế
Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Bán Tại Cửa Hàng Miễn Thuế
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế được yêu cầu thực hiện như sau:

1.Căn cứ pháp lý làm thủ tục hải quan hàng nhập tại cửa hàng miễn thuế

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế được căn cứ theo quy định dưới đây: – Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2015; học kế toán thực tế ở đâu – Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; – Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; – Thông tư 148/2013/TT- BTC ngày 25/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy chế kinh doanh bán hàng miễn thuế kèm theo Quyết định 24/2009/QĐ-TTg và 44/2013/QĐ-TTg.

2.Trình tự thực hiện thủ tục hải quan hàng nhập tại cửa hàng miễn thuế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ * Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) Thương nhân kinh doanh bán tại cửa hàng miễn thuế chuẩn bị hồ sơ thanh khoản nộp cho cơ quan hải quan bằng hình thức điện tử (theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 148/2013/TT-BTC ngày 25/10/2013 của Bộ tài chính). Bộ hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: học xuất nhập khẩu tại tphcm – Tờ khai hải quan; Khai hải quan điện tử trên hệ thống hải quan điện tử theo mẫu Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC. – Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: nộp 01 bản sao (trừ hàng hoá nêu tại khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 6 Thông tư này); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao; Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch; – Hóa đơn thương mại (trừ hàng hoá nêu tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này): nộp 01 bản chính; – Vận tải đơn (trừ hàng hoá nêu tại khoản 7 Điều 6 Thông tư này, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): nộp 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính có ghi chữ copy, chữ surrendered; Đối với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận tải đơn thì Người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải quan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập. Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn. Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau: • Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chính hoặc bản có giá trị tương đương như điện báo, bản fax, telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; • Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, của cơ quan kiểm dịch (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính; • Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: 01 bản chính; • Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn khai báo: 02 bản chính; • Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi; • 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Bước 2: Chờ phản hồi từ cơ quan hải quan Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ theo quy định (theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 148/2013/TT-BTC ngày 25/10/2013 của Bộ tài chính). Sau 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan sẽ phản hồi: Nếu đủ điều kiện, Cơ quan hải quan sẽ xác nhận thanh khoản hồ sơ trả cho thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế. Sau đó sẽ lưu trữ hồ sơ theo quy định. nên học logistics ở đâu Trên đây là thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế, Kiến thức xuất nhập khẩu hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!
5/5 - (1500 bình chọn)