Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu cho 51 vùng trồng sầu riêng

Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu cho 51 vùng trồng sầu riêng

Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu cho vùng trồng sầu riêng

Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu cho vùng trồng sầu riêng
Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu cho vùng trồng sầu riêng

Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu cho 51 mã số vùng trồng, 25 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.

1.Sầu riêng Việt Nam

Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu cho vùng trồng sầu riêng
Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu cho vùng trồng sầu riêng

Theo số liệu của Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến năm 2021 cả nước có 84.800 ha diện tích trồng sầu riêng, sản lượng 700 ngàn tấn/năm, tập trung chủ yếu ở vùng Tiền Giang, Long An, Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Phước, Lâm Đồng…

Tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 11 loại trái cây Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, trong đó sầu riêng là mặt hàng có nhiều tiềm năng. Bởi Trung Quốc có một số ít địa phương trồng sầu riêng, như Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam, tuy nhiên sản lượng không nhiều.

Trong khi đó, sản lượng sầu riêng tiêu thụ tại Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, năm 2021 lên tới 821,5 ngàn tấn. Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ sầu riêng, với 19% tổng sản lượng tiêu thụ sầu riêng mỗi năm – sau Indonesia (40%) và Malaysia (24%).

Các nước được phép xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc: Malaysia (đông lạnh), Thái Lan (tươi và đông lạnh), Việt Nam (tươi). Giai đoạn 2010-2020, nhu cầu tiêu thụ sầu riêng tại Trung Quốc tăng trưởng bình quân 16%/năm.

2.Các vùng trồng sầu riêng được Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu

Các vùng trồng sầu riêng được Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu
Các vùng trồng sầu riêng được Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu

Có 51 mã số vườn trồng và 25 mã số cơ sở đóng gói đáp ứng các yêu cầu của Nghị định thư và được chấp thuận để sản phẩm sầu riêng từ các cơ sở này xuất khẩu sang Trung Quốc

Trong 51 mã số vùng trồng, Đắk Lắk có 23 mã số, Đồng Nai 7, Bình Phước 5, Tiền Giang 3, Bến Tre 2, Long An 2, Bình Thuận 2, Khánh Hòa 2, Kon Tum 2, Đồng Tháp 1, Lâm Đồng 1 và Tây Ninh 1 mã số.

Với các cơ sở đóng gói, Tiền Giang có 10 mã số, Đắk Lắk 4, Bến Tre 3, Đồng Nai 3, Lâm Đồng 2, Đồng Tháp 1, Khánh Hòa 1, Hải Dương 1 mã số.

Theo quy định của Nghị định thư do Trung Quốc và Việt Nam ký kết, trước khi bắt đầu giao thương, phía Trung Quốc sẽ tiến hành rà soát việc tuân thủ Nghị định thư đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc.

Danh sách các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói được Hải quan Trung Quốc công bố là kết quả của việc đánh giá toàn diện bởi các chuyên gia Trung Quốc, kết hợp kiểm tra video, xem xét tài liệu trong tổng số 126 mã số vùng trồng và 44 mã số cơ sở đóng gói do cơ quan chức năng Việt Nam đề xuất.

Sau khi xem xét, đánh giá, phía Trung Quốc cho rằng, các vườn sầu riêng và cơ sở đóng gói của Việt Nam về cơ bản có thể tiến hành trồng, sản xuất, chế biến theo đúng yêu cầu của Nghị định thư, việc kiểm dịch, giám sát đã được thực hiện tốt.

Đối với 50 vườn trồng và 11 cơ sở đóng gói chưa đáp ứng yêu cầu, phía Trung Quốc đề nghị Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp tài liệu xác minh sau khi hoàn thành việc rà soát, khắc phục để xem xét đánh giá thêm.

Đồng thời, phía Trung Quốc đã phát hiện các vấn đề sau trong quá trình kiểm tra. Điển hình như một số vườn trồng còn lẫn các loại cây khác ngoài sầu riêng như ngô, càphê, ổi… và không có biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm chéo sâu bệnh giữa các loài khác nhau.

Một số vườn cây ăn quả không thực hiện theo dõi dịch hại, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của quy trình.

Nếu nhiều vườn không theo dõi ruồi đục quả, hoặc chỉ treo bảng vàng hoặc bẫy, hoặc sử dụng bẫy không đúng cách, hay chỉ sử dụng đèn bẫy thì khả năng xác định dịch hại của người quản lý vườn vẫn cần được tăng cường…

Bên cạnh đó, trình độ quản lý của các cơ sở đóng gói còn có sự chênh lệch lớn. Một số nhà xưởng đã cũ, mặt bằng không đủ cứng, vệ sinh môi trường tổng thể kém, khu vực nhà máy gần với khu sinh hoạt, không có cách ly về mặt vật lý.

Một số nhà máy đóng gói không vệ sinh bụi và sinh vật gây hại khi cọ rửa bề mặt sầu riêng, nhận dạng, có thể gây ô nhiễm thứ cấp và việc giám sát dịch hại không được thực hiện.

Về các biện pháp phòng chống covid 19, phía Trung Quốc cũng chỉ ra ở một số nhà máy và vườn cây ăn quản không có phương tiện rửa tay, chỉ khử trùng.

Trung Quốc cũng đã công bố danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đáp ứng yêu cầu trên trang web chính thức của Tổng cục Hải quan Trung Quốc: http://dzs.customs.gov.cn/dzs/2747042/3995819/sg38/3974291/index.html./.

Tham khảo thêm

Gửi thực phẩm đi Trung Quốc giá rẻ

CO form E xuất khẩu đi Trung Quốc

 

Rate this post