Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận phân tích (COA- C/A)
Giấy chứng nhận phân tích là gì? Tại sao cần giấy chứng nhận phân tích sản phẩm trong xuất nhập khẩu?
1.Giấy chứng nhận phân tích sản phẩm là gì
COA hay C/A là viết tắt của “Certificate Of Analysis“, dịch nghĩa là giấy chứng nhận phân tích. COA là bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hoá xuất khẩu có đáp ứng các thông số nhất định hay không. Các thông số trong COA chủ yếu có tính chất hoá lý, chẳng hạn như thành phần, độ ẩm, độ chua,… của sản phẩm. COA là tài liệu được cung cấp bởi người bán về thành phần và thuộc tính của sản phẩm.
2.Những mặt hàng nào cần có giấy chứng nhận phân tích thành phần
Các sản phẩm nào nằm trong danh mục phải xin C/A: sản phẩm chứa các hóa chất phi tự nhiên như thực phẩm, đồ uống, rượu vang, rượu mạnh, gia vị, hóa mỹ phẩm, sản phẩm từ động vật, thực vật,… và dược phẩm.
Để biết sản phẩm mà doanh nghiệp đang xuất nhập khẩu có cần xin COA hay không thì doanh nghiệp có thể tra mã HS code của sản phẩm để biết chi tiết.
3.Nội dung thể hiện trên giấy chứng nhận phân tích Certificate Of Analysis (COA/CA) ?
- Hạn sử dụng của sản phẩm và ngày doanh nghiệp cần phải mang mẫu lên trung tâm kiểm nghiệm để phân tích lại (ngày thử lại).
- Độ tinh khiết của mẫu
- Doanh nghiệp có sử dụng phương pháp kiểm soát mở rộng để sản phẩm không bị nhiễm bẩn hay giảm chất lượng.
- Nồng độ dung dịch: giám sát như sai số, hệ số bao phủ, khoảng tin cậy, các quá trình, bước kết hợp trong giá trị sai số.
- Chứng nhận nguồn gốc: nhà sản xuất cần cung cấp đầy đủ các thiết bị để truy xuất nguồn gốc
4.Giấy chứng nhận phân tích như thế nào là hợp lệ
Giấy chứng nhận phân tích phải được các đơn vị kiểm nghiệm độc lập phân tích ở các phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025.
Nhiều doanh nghiệp tự làm công bố chứng nhận phân tích các thành phần trong sản phẩm, về mặt pháp lý những chứng từ này không được chấp nhận. Nên nhà nhập khẩu thường yêu cầu các bản Công bố chất lượng sản phẩm được ban hành bơi các cơ quan chức năng có giá trị trước pháp luật
Chỉ khi xin được bảng công bố các thành phần sản phẩm thì doanh nghiệp mới được tiến hành sản xuất các sản phầm trên thị trường.
5.Một số cơ quan có thẩm quyền phân tích và cấp giấy chứng nhận phân tích sản phẩm
- PKN của Công ty TNHH Eurofins Sắc ký Hải Đăng
- Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2- Vinacontrol Công ty TNHH giám định Vinacontrol Tp. HCM
- PKN của Công ty TNHH MTV KHCN Hoàn Vũ
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thuỷ sản vùng 4
- Viện vệ sinh y tế công cộng
Doanh nghiệp muốn xin cấp C/A – COA thì cần thực hiện theo quy trình sau:
Tiếp nhận mẫu cần kiểm nghiệm -> Quản lý mẫu -> Kiểm tra -> Báo cáo kết quả của việc kiểm tra -> Kiểm tra-> Công bố kết quả
Thời gian chờ nhận kết quả chứng nhận C/A: trung bình là 07 ngày từ khi nhận hồ sơ
Trên đây là thông tin và thủ tục xin cấp COA cho những doanh nghiệp có nhu cầu. Nếu doanh nghiệp có thêm câu hỏi hay cần tư vấn về COA, có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn indochinapost.com
Đọc thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
Tham khảo thêm: Dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ, trọn gói