Xuất khẩu gỗ đến Nhật Bản 2022
Nhu cầu về sản phẩm gỗ ở thị trường Nhật như thể nào? Làm thế nào để gỗ và sản phẩm gỗ đến Nhật Bản trong năm 2022?
1.Nhu cầu thị trường gỗ và sản phẩm gỗ tại Nhật năm 2022
Nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản dự kiến tăng trưởng trong thời gian tới. Nguyên nhân do nhu cầu chuẩn bị sửa sang, thay thế các sản phẩm nội thất trong nhà hàng, khách sạn tăng mạnh do Nhật Bản đã mở của du lịch theo nhóm nhỉ vào cuối thàng 5/2022, và đang tiến tới mở cửa hoàn toàn.
Bên cạnh đó, thị trường nhà ở tại Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm 2022 tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021; trong tháng 5/2022, chỉ số tiêu dùng cá nhân khởi sắc, tiêu dùng cá nhân nhiều khả năng sẽ tiếp tục phục hồi, đặc biệt khi người dân có thể tự do đi lại sau khi các quy định phòng dịch được dỡ bỏ hoàn toàn; tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực sản xuất, nhà hàng… ngày càng tăng.
Tiềm năng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Nhật Bản là rất lớn bởi Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn, với dân số gần 126 triệu người và thu nhập bình quân đầu người khoảng 43.000 USD/năm.
Mặt khác, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Nhật Bản đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, với tiềm năng tăng trưởng khả quan. Sự tập trung vào năng lượng tái tạo được tăng cường sau trận động đất và sóng thần tháng 3/2011 làm hư hại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Các động thái đầu tư và quyết định đóng cửa hầu hết các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã khiến việc phát triển năng lượng tái tạo tăng trưởng ổn định. Chính vì vậy, Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với mặt hàng dăm gỗ.
2. Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm gỗ đến Nhật
Chính sách xuất khẩu gỗ:
Sản phẩm được làm từ gỗ công nghiệp: Thủ tục xuất khẩu sẽ giống hàng hóa thông thường được quy định theo thông tư. Mặt hàng này không nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu.
Sản phẩm từ gỗ tự nhiên:
Trong trường hợp này thì phải xuất trình thêm bộ hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định tại Khoản 1 điều 17 thông tư 01/2012/TT – BNNPTNT ngày 04/01/2012. Hồ sơ lâm sản gồm:
- Nếu mua từ nhà máy chế biến gỗ trong nước:
- Hóa đơn bán hàng theo quy định của bộ tài chính
- Bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
- Nếu mua từ người nông dân:
- Bảng kê lâm sản có xác nhận của địa phương như ủy ban nhân dân phường, xã.
- Nếu nhập gỗ nguyên liệu từ nước ngoài:
- Cần nộp tờ khai hải quan lúc nhập khẩu gỗ nguyên liệu
HS code
HS code chung của mặt hàng gỗ là 940. Một số HS code của đồ gỗ và nội thất gỗ quý khách có thể tham khảo:
- 940350, Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
- 940360, Đồ nội thất bằng gỗ khác
- 940161, Ghế khác, có khung bằng gỗ, đã nhồi đệm
- 940169, Ghế khác, có khung bằng gỗ, loại khác
- 940190, Bộ phận ghế ngồi ( trừ các loại nhóm thuộc nhóm 94.02)
Hồ sơ hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử: nộp 01 bản chính;
- Commercial invoice.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản).
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Giấy tờ đầu vào hàng hóa (Hóa đơn, bảng kê thu mua) khi mu gỗ nhiên liệu từ nhà máy.
- Bảng kê lâm sản.
- Làm giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin).
- Chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate)
Trên đây là hướng dẫn cách làm thủ tục xuất khẩu gỗ đến Nhật Bản. Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu gỗ cần thêm thông tin hãy liên hệ ngay haiquanvietnam.net để được hỗ trợ
Tham khảo:
Vận chuyển hạt điều số lượng lớn đi Nhật
Thủ tục xuất khẩu vải đi Nhật Bản