1.Khai báo hải quan nhập khẩu
Trước khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, người mua hàng cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ hải quan và nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước khi hàng hoá về đến cửa khẩu hoặc nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu.
Hồ sơ hải quan bao gồm:
1) Tờ khai hải quan dành cho hàng nhập khẩu gồm: 2 bản chính. Tờ khai hải quan chỉ có giá trị tong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
2) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 1 bản sao.
3) Hoá đơn thương mại: 1 bản chính và 1 bản sao.
4) Vận tải đơn: 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn cs ghi chữ copy.
Tuỳ từng trường hợp, nhà nhập khẩu cần bổ sung các hồ sơ:
Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc không đóng gói đồng nhất: Bổ sung bản kê chi tiết hàng hoá: 1 bản chính và 1 bản sao.
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc diện buộc phải kiểm tra về chất lượng theo quy định của nhà nước: Giấy đăng ký kiểm tra về chất lượng hàng hoá hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra về chất lượng do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp: 1 bản chính.
Trường hợp hàng hoá được giải phòng hàng trên cơ sở kết quả giám định: Chứng thư giám định: 1 bản chính.
Trường hợp hàng thuộc diện phải khai tờ khai trị giá: Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu: 1 bản chính.
Trường hợp hàng phải có giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: 1 bản chính.
Trường hợp chủ hàng yêu cầu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (Hàng nhập khẩu có FOB không vượt qua 200 USD): Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O: 1 bản gốc và 1 bản sao thứ 3.
Các chứng từ khác theo quy định pháp luật: 1 bản chính.
Ngoài các hồ sơ trên, nhà nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan các giấy tờ liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp như:
1) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế.
2) Giấy giới thiệu của cơ quan
3) Thẻ làm thủ tục hải quan
Nếu doanh nghiệp không hiểu rõ các thủ tục khai báo hải quan này, chủ doanh nghiệp có thể thuê các đại lý hải quan làm hộ và cả hai cùng chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin khai báo.
Hiện nay hồ sơ khai báo có thể là hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử.
1. Xuất trình hàng hoá
Sau khi hoàn thành thủ tục khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu, nhà nhập khẩu đợi hàng về đến cửa khẩu và xuất trình cho hải quan kiểm tra.
Cơ quan tại ga, cảng sẽ kiểm tra niêm phong kẹp chì của hàng hoá trước khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải. Sau đó, cơ quan hải quan sẽ làm việc với hàng hoá nhằm kiểm tra và xem xét đủ điều kiện thông quan đối với hàng hoá.
Hiện nay, khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được chia làm 3 mức ứng với 3 luồng. Sau khi thông tin của hồ sơ hải quan được nhập vào máy tính, thông tin sẽ được tự động xử lý theo chương trình quản lý rủi ro của Hải quan và đưa ra mức độ kiểm tra.
Mức (1) = luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
Mức (2) = luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
Mức (3) = luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết hàng hoá.
Luồng đổ có 3 mức kiểm tra thực tế khác nhau:
Kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hoá
Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có vi pham thì kiểm tra cho đến khi đưa ra kết luận về lô hàng đó.
Kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng còn nếu thấy vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi đưa ra kết luận về mức độ vi phạm của lô hàng đó.
2. Thực hiện các quyết định của hải quan
Trước khi hoàn tất các thủ tục hải quan nhập khẩu, chủ hàng phải nộp đủ các lệ phí cho cơ quan hải quan. Khi có quyết định về thông quan hàng hoá nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải nộp đủ các thuế nhập khẩu và vận chuyển hàng hoá về cơ sở của doanh nghiệp.
Ngoài ra, sau khi hàng được thông quan, cơ quan hải quan có quyền kiểm tra lại hàng hoá đó trong vòng 5 năm kể từ khi ngày thông quan.