Điều Khoản Giao Hàng Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

Kỹ Năng Xin Giá Cước Vận Chuyển Cho Các Lô Hàng Xuất Nhập Khẩu

Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là sự xác định thời gian và địa điểm giao hàng, xác định phương thức giao hàng và việc thông báo giao hàng. Vậy cụ thể với từng nội dung này chúng ta cần lưu ý điều gì và làm sao để điều khoản giao hàng trong hợp đồng ngoại thương chặt chẽ và hợp lí. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể nội dung này.

Điều Khoản Giao Hàng Trong Hợp Đồng Ngoại Thương
Điều Khoản Giao Hàng Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

1. Xác định thời hạn giao hàng trong điều khoản giao hàng

Trong điều khoản giao hàng quy định thời hạn giao hàng là khi người bán phải hoàn thành việc giao hàng.

Trong buôn bán quốc tế, người ta có ba kiểu quy định thời hạn giao hàng như sau:

– Thời hạn giao hàng có định kỳ:

+ Hoặc giao vào một ngày cố định

+ Hoặc vào một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng

+ Hoặc bằng một khoảng thời gian như quý, tháng. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

+ Hoặc bằng một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của một trong hai bên.

– Thời hạn giao hàng theo các thuật ngữ:

  • Giao nhanh (quick)
  • Giao ngay lập tức (inmendately)
  • Giao càng sớm càng tốt (as soon as possible)
  • Giao gấp (prompt),…

Nếu thanh toán bằng L/C thì theo quy định tại Điều 3 của UCP 600 (ICC – Uniform Customs and Pracitise for Documentery Credits) thì các cách quy định trên sẽ không được ngân hàng chấp nhận. Còn theo cách hiểu của các hãng trong các hợp đồng mẫu theo từng loại hàng hóa cũng không giống nhau.

Ngoài ra còn có các thuật ngữ: Giao vào ngày (on or about), nửa đầu tháng (first half of a month), nửa cuối tháng (second half of a month),…Những thuật ngữ này nếu thanh toán bằng L/C chúng ta sẽ tìm thấy lời giải thích tại điều 3 UCP-600.

– Thời hạn giao hàng không định kỳ: khóa học phân tích báo cáo tài chính

+ Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (shipment by first available steamer)

+ Giao hàng khi nào có khoang tàu (subject to shipping space available)

+ Giao hàng sau khi nhận được L/C (subject to opening of L/C)

+ Giao hàng khi nào xin được giấy phép xuất khẩu (subject to export license)

2. Địa điểm giao hàng

Trong buôn bán quốc tế, người ta phân biệt các phương pháp sau đây về quy định địa điểm giao hàng:

(1) Quy định ga – cảng giao hàng, cảng ga đến, cảng ga thông quan

Cách quy định này chủ yếu giúp cho các bên chủ động trong kiểm tra giám sát trong quá trình giao nhận hàng, tìm hàng thất lạc,.. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

(2) Quy định một cảng (ga) khẳng định hay nhiều cảng (ga) lựa chọn

Nếu quy định một cảng giao nhận hàng sẽ rất dễ bị động và phát sinh tranh chấp và các loại chi phí do sự thay đổi cảng giao nhận hàng. Ví dụ, hợp đồng quy định bán FOB Hải Phòng, nhưng sau này hàng được tập trung tại cảng Hậu Giang. Khi đó người bán sẽ giải quyết theo một trong hai cách sau: cách thứ nhất là chuyển toàn bộ hàng ra Hải Phòng, làm như vậy chi phí phát sinh rất lớn; cách thứ hai là điều tàu cảu người mua vào cảng Hậu Giang, khi đó người mua sẽ đòi người bán trả tiền cho tàu do đi chệch cảng và các chi phí phát sinh khác.

Để tránh những vướng mắt, khó khăn như trên, người ta sẽ quy định hiều cảng để sau này dễ lựa chọn.

3. Phương thức giao hàng

Thực tiễn giao hàng trong mua bán hàng hóa làm nảy sinh nhiều phương thức giao hàng. Người ta có thể quy định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc giao nhận cuối cùng. Việc giao nhận sơ bộ thường được tiến hành ở ngay địa điểm sản xuất hàng hóa hoặc nơi gửi hàng.

Việc giao nhận cuối cùng có mục đích xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng về các mặt số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng. Qua đó, hai bên thừa nhận các kết quả kiểm tra hàng hóa đã lấy được ở nơi giao nhận cuối cùng. học kế toán thực hành ở đâu tốt

Người ta có thể quy định việc giao nhận được tiến hành ở một địa điểm nào đó là việc giao nhận về số lượng hoặc là việc giao nhận về chất lượng.

Ngoài ra trong hợp đồng các bên cũng cần quy định hàng giao trong bao kiện hay hàng giao rời. Trong thực tiễn thương mại quốc tế hàng giao rời thường dáp dụng với các loại hạt, các loại quặng, thức căn gia súc, xi măng,…

4. Thông báo giao hàng

Trước khi giao hàng, thường có những thông báo của người bán về việc hàng đã sẵn sàng để giao hoặc về ngày đe hàng ra cảng để giao hàng. Việc làm này sẽ giúp cho người mua có thông tin để đi thuê phương tiện vận chuyển, chuẩn bị mở L/C, chuẩn bị cơ sở vật chất để nhận hàng,… học logistics ở đâu tốt

Nhận được thông báo giao hàng của người bán, người mua có thể có những thông tin hướng dẫn người bán trong việc gửi hàng hoặc về chi tiết của tàu đến nhận hàng. Sau khi giao hàng, người bán phải thông báo tình hình hàng hóa đã giao và kết quả việc giao hàng để giúp người mua đi mua bảo hiểm.

Ngoài ra, nhiều khi người ta còn quy định việc thông báo trước khi tàu vào cảng dỡ hàng. Để thực hiện các nội dung trên trong bản hợp đồng, các bên phải quy định: cách thức thông báo, thời hạn thông báo, nội dung thông báo,… học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm

5. Những quy định khác trong điều khoản giao hàng

Ngoài những vấn đề nêu trên, trong điều kiện giao dịch, căn cứ vào nhu cầu của bên mua, vào khả năng của bên bán và vào những đặc điểm của hàng hóa, người ta còn có những quy định đặc biệt như:

– Với hàng hóa có khối lượng lớn, người ta có thể quy định “cho phép giao hàng từng đợt” (partial shipment allowed) hoặc buộc phải “giao hàng một lần” (total shipment).

– Nếu trên dọc đường đi cần phải thay đổi phương tiện vận chuyển, người ta có thể quy định “cho phép chuyển tải” (trainshipment allowed). học xuất nhập khẩu tại tphcm

– Nếu cảng gửi hàng ở gần cảng đến, khi hành trình của giấy tờ lại chậm hơn hành trình của hàng hóa, người ta có thể quy định “vận đơn đến chậm được chấp nhận“ (stale B/L acceptable).

Trên đây là các thông tin giúp bạn hoàn thiện điều khoản giao hàng khi thiết lập hợp đồng ngoại thương.

4.7/5 - (1500 bình chọn)