Điều Khoản Khiếu Nại Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Với bất kì bản hợp đồng ngoại thương nào cũng bắt buộc có điều khoản khiếu nại. Có thể nhiều khi chúng ta không chú ý lắm đến điều khoản này những nó cũng vô cùng quan trọng. Hãy tìm hiểu kĩ hơn về điều khoản khiếu nại qua bài viết dưới đây.

Điều Khoản Khiếu Nại Trong Hợp Đồng Ngoại Thương
Điều Khoản Khiếu Nại Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

Khiếu nại (Claim) là việc giải quyết tranh chấp phát sinh bằng con đường thương lượng hoặc hòa giải, trong đó một bên yêu cầu bên đối tác giải quyết những tổn thất, vướng mắc phát sinh do họ dây ra trong quá trình thực thi hợp đồng.

Điều khoản khiếu nại thường bao gồm các nội dung: Thời hạn khiếu nại, thể thức khiếu nại, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, cách thức giải quyết khiếu nại.

1. Thời hạn trong điều khoản khiếu nại

Thời hạn khiếu nại trong điều khoản khiếu nại là khoảng thời gian cần thiết để một trong hai bên làm các thủ tục cần thiết để đưa vụ tranh chấp ra giải quyết. Thời hạn khiếu nại dài hay ngắn là phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa hai bên, tùy thuộc vào tính chất hàng hóa, tùy vào khoảng cách địa lý giữa hai bên, hay tùy thuộc vào tính chất vụ việc.

Thời hạn khiếu nại có thể tính từ khi giao nhận hàng hay từ khi đưa hàng vào sử dụng. Đối với hàng có bảo hành thì thời hạn khiếu nại nằm trong thời hạn bảo hành, nếu thời hạn bảo hành đã hết thì thời hạn khiếu nại có thể thêm 30 ngày tính từ khi hết thời hạn bảo hành, nhưng với điều kiện các khuyết tật phải được phát hiện trong thời hạn bảo hành. Thời hạn khiếu nại về số lượng bao giờ cũng ngắn hơn thời hạn khiếu nại về chất lượng.

Trong trường hợp các bên không quy định thời hạn khiếu nại thì thời hạn đó có thể được quyết định trong Luật Thương mại các nước có liên quan. Điều 318, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định thời hạn khiếu nại về số lượng là 3 tháng, về chất lượng là 6 tháng kể từ ngày giao hàng.

2. Thể thức khiếu nại

Để khiếu nại thành công, bên đi khiếu nại phải tuân thủ một thể thức chặt chẽ sau:

– Người đi khiếu nại phải viết đơn khiếu nại bao gồm 2 vấn đề chính: Lý do đi khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại.

– Gửi đơn khiếu nại kèm với các tài liệu chứng minh: Biên bản giám định, chứng từ hàng hóa, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận tải,…Tài liệu chứng minh, tính toán mức độ tổn thất.

3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên

Trong trường hợp hàng hóa có hư hỏng, mất mát,…người mua khi đi khiếu nại phải có trách nhiệm:

– Giữ nguyên tình trạng hàng hóa, bảo quản cẩn thận

– Mời các bên có liên quan đến lập các biên bản cần thiết (Biên bản giảm định, biên bản đổ vỡ, biên bản hư hỏng mất mát,…)

– Gửi đơn khiếu nại đúng thời hạn đã thỏa thuận

Bên bán khi bị khiếu nại phải:

– Kiểm tra hồ sơ khiếu nại

– Kiểm tra hàng hóa

– Khẩn trương trả lời đơn khiếu, vì nếu không trả lời thì luật pháp các nước có thể coi như là đồng ý với đơn khiếu nại. Ví dụ: vụ tranh chấp cảu Vietnam Airlines trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế ký XXI.

4. Cách thức giải quyết khiếu nại

Khi bị khiếu nại bên bán có thể chọn một trong các cách sau đây để giải quyết:

+ Giao tiếp hàng hóa bị thiếu hụt

+ Nhận lại hàng hóa hư hỏng và thay bằng hàng hóa mới. Cách này thường áp dụng khi mua bán nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.

+ Giảm giá hàng hoặc khấu trừ tiền hàng một mức tương ứng với tổn thất của hàng bị khiếu nại. Trường hợp này chỉ áp dụng với hàng hóa xuất nhập khẩu.

4.7/5 - (1500 bình chọn)