Kênh đào Panama – con đường biển nhân tạo quan trọng bậc nhất thế giới

Kênh đào Panama

Kênh đào Panama – đường biển nhân tạo đặc biệt trên thế giới

1. Kênh đào Panama

Kênh đào Panama (tiếng Tây Ban Nha: Canal de Panamá ) là một tuyến đường thủy nhân tạo dài 82 km ở Panama nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương và phân chia Bắc và Nam Mỹ. Hai trăm triệu tấn hàng đi qua các cửa khẩu của nó mỗi năm. Đây là một kiệt tác trong ngày xây dựng kênh đào.

Khi con kênh chưa được hình thành, tàu chở hàng từ New York miền đông nước Mỹ sang một thành phố ở miền tây như là San Francisco phải vượt 22,5 ngàn km, vòng mãi xuống tận Mũi Sừng ở cực nam Chilê. Với kênh đào Panama, khoảng cách bằng đường biển giữa New York và San Francisco chỉ còn là 9,5 ngàn km, tức chỉ bằng chưa đầy phân nửa so với trước.

2.Điều đặc biệt về kênh đào Panama

Điều đặc biệt về kênh đào Panama
Điều đặc biệt về kênh đào Panama

Kênh đào Panama được xây dựng bởi người Mỹ, nhưng thực ra, người khởi công xây dựng là một nhà ngoại gia người Pháp – ông Ferdinand de Lesseps vào năm 1881. Tuy nhiên, việc xây dựng đã bị hoãn lại vào năm 1894 do dịch bệnh sốt xuất huyết và sốt rét, cướp đi sinh mạng của gần 22 nghìn công nhân và khiến ông Ferdinand de Lesseps thiệt hại 287 triệu đô. Sau này việc xây dựng được tiếp tục bởi người Mỹ. Kênh đào Panama được khánh thành vào ngày 15/08/1914.

Việc đi ngang qua kênh đào thay vì đi vòng xuống mũi sừng ở cực nam Chi lê tiết kiểm được rất nhiều thời gian và chi phí trong vận tải đường biển. Thời gian đi qua kênh đào chỉ 8 – 10 tiếng. Điều này không chỉ giúp các chủ tàu tiết kiệm thời gian và tiền bạc, kênh đào còn giúp giảm thiểu lượng khí CO2 mà tàu thuyền thải ra môi trường nhờ rút ngắn hành trình di chuyển.

Với kênh đào Panama các âu tàu được thiết kế đã cho phép nâng mực nước biển Caribe lên gang với mực nước của hồ Gatun, khắc phục được cách biệt có thể lên tới đến 26m. Thế rồi khi tàu hướng về Thái Bình Dương thì lại phải hạ mực nước xuống để ngang tầm với mực nước biển ở Thái Bình Dương.

3.Thuận lợi và thách thức của kênh đào Panama

Thuận lợi và thách thức của kênh đào Panama
Thuận lợi và thách thức của kênh đào Panama

Thuận lợi

Kênh đào có thể tiếp nhận các tàu thuyền từ các du thuyền tư nhân nhỏ tới các tàu thương mại tương đối lớn. Trên 1000 con tàu được vận chuyển đi qua kênh đào này mỗi tháng.

Hiện tại, đầu mối giao thông hàng hải xuyên đại dương này đã kết nối với 140 tuyến đường biển tới 1.700 hải cảng của 160 quốc gia. Theo Chính phủ Panama, doanh thu từ kênh đào Panama kể từ khi quyền quản lý công trình chiến lược này được trả về quốc gia Trung Mỹ từ tháng 12/1999 tới nay đã vượt ngưỡng 10 tỷ USD.

Công trình đóng góp rất lớn về mặt kinh tế, góp phần giảm thiểu chi phí trong ngành vận tải thủy giữa hai đại dương. Mở ra cánh cửa giao thông thuận tiện cho tàu bè qua lại. Đóng vai trò quan trọng trong hàng hải quốc tế, rút ngắn thời gian vận chuyển, giao lưu kinh tế được dễ dàng, đặc biệt cho Hoa Kì.

Khó khăn

Chậm trễ trong việc xây dựng các dự án phát triển có thể làm cho kênh đào này mất đi hàng triệu USD phí vận chuyển và cầu đường.  Nhu cầu về kênh đào Panama vẫn tiếp tục tăng lên. Đồng thời, nó cũng đặt ra một trở ngại khi các công ty vận tải muốn đưa tàu thuyền lớn hơn vào kênh

Ô nhiễm môi trường do sự hiện diện của nhiều tàu thuyền cũng đe dọa không ít đến sự đa dạng sinh thái của cả một vùng Trung Mỹ.

Kênh đào Panama đang chịu sự canh tranh đang gia tăng từ các nguồn khác. Các du án xây dựng kênh đào qua Mexico, Colombia, Nicaragua đang dần được hình thành. Chính quyền điều hành kênh đào Panama đang lên kế hoạch cải thiện công nghệ, hạ tầng để cạnh tranh với các kênh đào mới.

Đọc thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

Tham khảo thêm: Dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ, trọn gói

Rate this post