KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI KHAI HẢI QUAN

KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI KHAI HẢI QUAN

https://haiquanvietnam.net/

Kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là quá trình nhân viên Hải quan kiểm tra tính trung thực hợp lý và độ tin cậy của các thông tin chủ hàng đã khai báo với hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ thương mại hải quan, chứng từ kế toán, ngân hàng của các lô hàng đã thông quan. Những chứng từ này do các chủ thể (cá nhân/công ty) có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến thương mại quốc tế lưu giữ.

KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI KHAI HẢI QUAN
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI KHAI HẢI QUAN

Trình tự, thủ tục kiểm tra sau thông quan:

  • Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan khi bắt đầu tiến hành kiểm tra.
  • Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra sau thông quan.
  • Lập biên bản kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan. Trường hợpkết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền thì thời hạn ký kết luận kiểm tra được tính từ ngày có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền có ý kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan.
  • Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.

Hồ sơ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan

  1. Bảng kê tổng hợp danh sách tờ khai hải quan phát sinh trong khoảng thời gian kiểm tra theo tiêu chí từng loại hình: Số thứ tự, số tờ khai, ngày tớ khai, tên loại hình, nơi mở tờ khai (Sắp xếp theo từng loại hình và ngày đăng kí)
  2. Toàn bộ hồ sơ gốc các tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu trong bảng kê nêu trên: Hợp đồng, tờ khai hải quan, invoice, packinglist, vận đơn, C/O, chứng từ thanh toán và các chứng từ tài liệu liên quan khác nếu có.
  3. Bảng danh sách chi tiết tờ khai theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu phát sinh trong khoảng thời gian kiểm tra theo tiêu chí từng loại hình: Số thứ tự, số tờ khai, ngày tớ khai, tên loại hình, mã nguyên liệu / sản phẩm, mã HS, tên hàng, số lượng, đơn giá, trị giá, số hợp đồng gia công, ngày hợp đồng gia công.
  4. Bảng kê danh sách tờ khai hủy, tờ khai trùng.
  5. Bảng kê chi tiết tờ khai loại hình tái xuất trả nguyên vật liệu.
  6. Định mức sản xuất hàng gia công, sản xuất xuất khẩu trong giai đoạn kiển tra. Báo cáo quy trình xây dựng định mức khai báo hải quan kèm theo hồ sơ thuyết minh, báo cáo quá trình xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải tại công ty kèm theo hồ sơ, hợp đồng, chứng từ đi kèm khi tiêu hủy, chuyển tiêu thụ nội địa, xuất trả,…
  7. Văn bản trình bày quy trình sản xuất, luân chuyển nguyên liệu từ khẩu nhập khẩu lấy nguyên liệu đưa vào sản xuất tới khi ra thành phẩm, kèm hồ sơ tài liệu để chứng minh.
  8. Bảng thống nhất mã nguyên vật liệu, sản phẩm xuất khẩu giữa các bộ phận xuất nhập khẩu, kho, kế toán của công ty (Lưu ý mã nguyên vật liệu, sản phẩm theo loại hình gia công để riêng sang bảng khác), lúc làm báo cáo quyết toán ace phải khớp mã danh mục và sản phẩm, bị âm dương nguyên vật liệu cũng do nguyên nhân này. 3 bộ phận quản lý mã lung tung.
  9. Chứng từ kế toán và chứng từ khác như:
  • Báo cáo tài chính các năm trong giai đoạn kiểm tra: Biên bản kiểm kê hàng tồn kho cuối năm tài chính, các loại sổ kế toán, sổ quỹ, chứng từ kế toán các loại liên quan đến việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, với khách hàng trong nước,…
  • Các loại sổ, phiếu theo dõi nhập kho – xuất kho nguyên phụ liệu, nhập kho- xuất kho thành phẩm, báo cáo xuất nhập tồn nguyên liệu, thành phẩm trong giai đoạn kiểm tra. Sổ theo dõi, chứng từ thực hiện việc mua bán, thanh toán nguyên phụ liệu cung ứng trong nước, vận chuyển nội địa,…
  • Các báo cáo đệ trình kế hoạch sản xuất của từng bộ phận chuyên môn liên quan đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu, mua trong nước, sản phẩm xuất khẩu.
  • Báo cáo xuất nhập tồn của nguyên liệu , vật tư, bán thành phẩm dở dang, sản phâm dở dang trên chuyền, thành phẩm tồn kho khi kết thúc năm tài chính và đến thời điểm kiểm tra của bộ phận kho, kế toán, đối với thành phẩm bán dở dang, sảm phẩm dở dang, thành phẩm được quy đổi về nguyên liệu vật tư ban đầu tại khâu nhập khẩu hoặc mua trong nước bằng bản giấy hoặc bản mềm.Giấy chứng nhận đầu tư:
  • Bản sao, sao y bản chính bao gồm chứng từ lần đầu và những lần thay đổi. Các loại giấy tờ về tư cách pháp nhân của công ty: Người đại diện, giấy phép đầu tư, đăng kí kinh doanh, kho bãi (Kho nguyên vật liệu, sản phẩm,. Phế liệu,…) Các kết luận thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.
  1. Hồ sơ tài liệu khác có liên quan phát sinh trong quá trình kiểm tra khi đoàn kiểm tra yêu cầu.

Thời hạn kiểm tra sau thông quan:

Thời hạn kiểm tra sau thông quan được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 10 ngày làm việc. Thời gian kiểm tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày làm việc.

Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.

Cơ quan, thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan:

  • Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc;
  • Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.
  • Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.
  • Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
  • Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
  • Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
  • Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
  • Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
  • Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Xem thêm tại: Cục Kiểm tra sau thông quan là tổ chức gì? Cơ cấu tổ chức (vietnambiz.vn)

Hướng dẫn cách sửa tờ khai sau thông quan trên dịch vụ công – Hội Xuất Nhập Khẩu (hoixuatnhapkhau.com)

Anh chị cần hỗ trợ thêm thông tin chi tiết về dịch vụ trên, vui lòng liên hệ:

Hotline: 090 2275 758

Website: https://haiquanvietnam.net/

Rate this post