Bạn muốn xuất khẩu rau quả tươi đến Châu Âu? Bạn chưa biết các quy định, thủ tục để xuất khẩu rau quả tươi đến Châu Âu? Hãy cùng haiquanvietnam.net tìm hiểu ngay bây giờ.
Khác với nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand yêu cầu rau củ tươi phải có giấy phép nhập khẩu theo từng loại cụ thể mới được xin nhập khảu vào các nước này (mà quy trình xin giấy phép thường kéo dài), thì rau quả xuất sang Châu Âu không cần giấy phép nhập khẩu trước.
Hệ thống MRL của EU được thống nhất, áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên EU. EU đưa ra một danh sách các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép áp dụng và mức tồn dư tối đa được phép trên thực phẩm. Với loại thuốc không nằm trong danh sách này, EU áp dụng mức MRL là 0.01mg/kg. Hệ thống MRL của EU sẽ thay đổi thường xuyên nên doanh nghiệp cần theo dõi để không bị trả hàng hay tiêu hủy hàng.
Liên minh Châu Âu đặt ra một các giới hạn đối với tạp chất trong thực phẩm. Với rau quả, các tạp chất cần quan tầm là: chì, cadmium hay nitrat. Ngoài ra, các sản phẩm rau quả cắt sẵn phải đảm bảo không bị nhiễm các vi sinh vật Salmonella và E.coli Salmonella trong suốt thời hạn sử dụng của sản phẩm.
Rau quả tươi nhập khẩu vào EU phải được kiểm dịch thực vật và phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp bởi Cơ quan Bảo vệ thực vật Quốc gia( NPPO) của nước xuất khẩu chứng nhận sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của EU. Một số rau quả không cần giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là dứa, chuối, sầu riêng, chà là. Còn lại hầu hết các loại rau quả đều cần giấy chứng nhận kiểm dịch.
Kể từ 01/09/2019, EU tăng cường các yêu cầu về kiểm dịch thực vật để giảm các nguy cơ mới như ruồi đục quả. Vì vậy các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các quy định mới của EU thông qua nhà nhập khẩu hoặc các cơ qua NPPO của nước xuất khẩu, để đáp ứng kịp thời các quy định mới của EU về kiểm dịch thực vật.
Chứng nhận GlobalGAP: chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
Chứng nhận BRC: Chứng nhận về Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp họi bán lẻ Anh thiết lâp.
IFS – tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
SQF – Thực phẩm an An toàn Chất lượng
FSSC 22000 chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, người dân Châu Âu rất quan tâm đến sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhiều dinh dưỡng sẽ thu hút được người tiêu dùng Châu Âu.
Mỗi quốc gia trong Liên minh Châu Âu cũng có những quy định của riêng mình khi nhập khẩu rau quả tươi. Các yêu cầu này còn cao hơn và phức tạp hơn so với các quy định của Châu Âu để đáp ứng yêu cầu các khách hàng khó tính ở các quốc gia này.
Đọc thêm Hàng hóa xuất khẩu đi Châu Âu có nên đăng lý IOSS?
Tham khảo thêm về dịch vụ của chúng tôi: Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói, giá rẻ tại Indochinapost
Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí: indochinapost.com
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…