Hàng hóa xuất khẩu đi Châu Âu có nên đăng ký IOSS?

Lợi ích của việc đăng ký IOSS với việc nhập khẩu hàng hóa tới Châu Âu

Hàng hóa xuất khẩu đi Châu Âu có nên đăng ký IOSS?

Hàng Việt vào EU qua thương mại điện tử cần có chiến lược
Hàng Việt vào EU qua thương mại điện tử cần có chiến lược

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đi Châu Âu cần những thủ tục gì để có thể cạnh tranh với nhà bán hàng nội địa và quốc tế khác? Việc đăng ký IOSS có lợi ích như thế nào với doanh nghiệp? Hãy cùng haiquanvietnam.net tìm hiểu ngay bây giờ

1. IOSS là gì?

IOSS viết tắt của Import one stop stop(thủ tục nhập khẩu một cửa) là cơ chế thu thuế GTGT( giá trị gia tăng) của Liên minh Châu Âu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021. Trước khi quy đinh này có hiệu lực, tất cả hàng hóa được nhập khẩu vào Châu Âu đều phải chịu thuế GTGT, ngoại trừ hàng hóa có giá trị dưới 22 EUR được mua trực tuyến từ một nước thứ ba ngoài lãnh thổ Châu Âu. Từ ngày 1 tháng 7 năm 2021, tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Châu Âu phải có tờ khai hải quan. Thuế GTGT sẽ áp dụng cho các giao dịch B2C ( giao dịch với khách hàng cá nhân), có giá trị tối đa là 150 EUR.

2. Nguyên nhân ra đời quy định

Liên Minh Châu Âu Thay Đổi Quy Định Về Thuế VAT Kể Từ Ngày 1/7/2021
Liên Minh Châu Âu Thay Đổi Quy Định Về Thuế VAT Kể Từ Ngày 1/7/2021

Dịch COVID bùng phát làm tăng nhu cầu về thương mại điện từ( TMDT). Số lượng giao dịch TMDT của người dân Châu Âu tăng lên một cách nhanh chóng, trong đó có giao dịch với nước thứ ba, chủ yếu là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Các giao dịch với này trước đó hầu như không phải chịu thuế GTGT hoặc là có thuế rất thấp. Điều này gây nên sự bất bình đẳng với các doanh nghiệp tại Châu Âu trong khi tất cả các giao dịch trực tuyến tại đây đều phải chịu thuế GTGT.

3. Làm sao để đăng ký IOSS?

Khai thác thương mại điện tử xuyên biên giới với EU
Khai thác thương mại điện tử xuyên biên giới với EU

Từ ngày 1 tháng 7  năm 2021, Liên minh Châu Âu sẽ thành lập hệ thống IOSS ( thủ tục nhập khẩu một cửa) để thông quan hàng hóa giao dịch thương mại điện tử có trị giá từ 150 EUR trở xuống.

Nếu người bán có đăng ký IOSS, giá bán tới khách hàng là giá cuối cùng, đã bao gồm thuế GTGT. Nếu người bán không đăng ký IOSS, khách hàng sẽ phải trả thêm thuế GTGT khi hàng hóa nhập khẩu vào Châu Âu.

Theo quy định của EU, các giao dịch thương mại điện tử giữa Việt Nam và Châu Âu vẫn phải trả thuế GTGT trong thời gian tới. Tuy nhiên nếu lô hàng dưới 150 EUR và nhà cung ứng có khả năng chịu trách nhiệm về hàng hóa của mình theo các quy định của Châu Âu thì sẽ đươc miễn thuế GTGT.

Doanh nghiệp Việt Nam muốn giao dịch trực tuyến với khách hàng ở Châu Âu thì doanh nghiệp cần tìm một đối tác đại diện tại EU để thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của mình.

Nếu doanh nghiệp không đăng ký IOSS, khi hàng hóa nhập khẩu và Châu Âu sẽ phải chịu thêm các khoản gồm: thuế GTGT và phí cho thủ tục khai thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Các chị phí này sẽ làm giá sản phẩm đến tay người dùng tăng lên đáng kể, khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh với các mặt hàng khác.

Với những lý do trên, các doanh nghiệp Viêt Nam có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa tới Châu Âu nên cân nhắc việc đăng ký IOSS để có thể dễ dàng thâm nhập và thị trường Châu Âu.

Đọc thêm bài viết liên quan: Xuất khẩu Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong quý I /2021.

Đọc thêm: Logistics trong thương mại điện tử

Quý khách hàng, doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, báo giá dịch vụ vui lòng liên hệ chúng tôi để được báo già haiquanvietnam.net

 

 

Rate this post