Chứng nhận xuất khẩu gạo thơm sang UK năm 2022 có gì khác?
Những thay đổi, bổ sung về chứng nhận xuất khẩu gạo thơm sang UK? Điều khoản nào cần được chú ý, ưu tiên thực hiện? Tham khải bài viết sau.
1.Tình hình xuất khẩu gạo thơm sang UK
Sản lượng gạo xuất khẩu sang Anh của Việt Nam năm 2020 tăng từ 1.296 tấn (trị giá 1.295.000 USD) lên 3.396 tấn (trị giá 2.670.000 USD)
Tuy nhiên, khối lượng gạo nhập khẩu vào Anh trong năm 2021 đột nhiên giảm 15% từ 762.526 tấn (2020) xuống còn 651.803 tấn. Trị giá tương ứng giảm 8% từ khoảng 520,6 triệu USD xuống 574,7 triệu USD (ICT Statistic).
Nguồn cung từ Đông Nam Á có hiện tượng giảm rất mạnh. Trong đó, gạo từ Thái Lan giảm 43%, Myanmar giảm 63%, Campuchia giảm 51%. Số lượng gạo nhập từ Việt Nam giảm 20% từ 3.396 tấn xuống còn 2.731 tấn. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu gạo năm 2021 đạt 2.764.000 USD, tăng 4% so năm 2020 nhờ đơn giá tăng.
2.Sửa đổi quy định về chứng nhận xuất khẩu gạo thơm sang UK
Nghị định số 11/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định như sau
Nghị định áp dụng cho loại gạo thơm thuộc Danh mục quy định tại điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (viết tắt là Hiệp định EVFTA).
Các loại gạo này được miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch khi:
- Xuất khẩu sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA
- Xuất khẩu sang Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UK) trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (viết tắt là Hiệp định UKVFTA).
Hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm được sửa đổi như sau:
Mẫu giấy chứng nhận lại chủng loại gạo thơm được kê khai đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK.
Thời gian nhận hồ sơ được điều chỉnh:
5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục trồng trọt tổ chức thẩm định và chứng nhận vào mục 10 mẫu Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIa ban hành kèm theo Nghị định này đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK; trường hợp không chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bên cạnh đó, Nghị định 11 cũng sửa quy định về “trách nhiệm của Cục trồng trọt như sau:
Công bố trên Cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách tổ chức khảo nghiệm; tên tổ chức, cá nhân được chứng nhận chủng loại gạo thơm, giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp hoặc hủy bỏ; danh mục chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU được cập nhật sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại Hiệp định EVFTA; Danh mục gạo thơm xuất khẩu sang UK được cập nhật sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại Hiệp định UKVFTA.
Đồng thời, Nghị định 11 bổ sung Phụ lục VIa, VIIa ban hành kèm theo Nghị định này; thay thế Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP bằng Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; bãi bỏ Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP./.
Trên đây là thông về Thay đổi quy định về chứng nhận gạo thơm xuất khẩu sang UK mà Dịch vụ hải quan Việt Nam muốn gửi đến quý khách. Nếu quý khách còn những thắc mắc cân giải đáp về thủ tục xuất khẩu gạo sang UK, hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn.
Đọc thêm: Tư vấn xuất thủ tục khẩu trầm hương
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: indochinapost.com